10. Đan Mạch Đan Mạch đạt 0,9 trên tổng số tối đa một điểm đối với chỉ số phát triển con người vào năm 2013, đứng thứ 10 /187 quốc gia. Năm 2012, trung bình một người Đan Mạch mới sinh được dự báo có tuổi thọ là 79,4, thuộc hàng cao nhất thế giới. Giống như các quốc gia Bắc Âu khác, Đan Mạch sở hữu một hệ thống phúc lợi xã hội cũng như chăm sóc sức khỏe hàng đầu. Việc đánh thuế cao đối với người lao động phần nào giải thích việc Đan Mạch sử dụng một phần lớn GDP của mình cho giáo dục cũng như chăm sóc sức khỏe. Những gia đình mới sinh con tại đất nước này có quyền được nghỉ ở nhà tới 1 năm để chăm sóc con cái. Họ cũng như được hỗ trợ bởi các chương trình của Chính phủ. Đan Mạch đồng thời là quốc gia sở hữu chỉ số cân bằng giới tính cao nhất thế giới: 40% đại biểu Quốc hội Đan Mạch có giới tính nữ. |
9. Singapore Singapore là quốc gia đáng sống nhất châu Á. Người dân đảo quốc sư tử có tuổi thọ trung bình lên tới 82, cũng như tỷ lệ tử vong trên đầu người thấp nhất thế giới. Học sinh Singapore nằm trong nhóm các học sinh xuất sắc nhất thế giới, giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi về toán, khoa học tự nhiên cũng như xã hội. Thu nhập đầu người tại đảo quốc sư tử lên tới 72.371 USD mỗi năm. Singapore được coi là một trong số những quốc gia giàu nhất thế giới. Bất chấp diện tích thuộc hàng nhỏ nhất thế giới, dân số Singapore cũng đã đạt tới con số 5,4 triệu vào năm ngoái. |
8. Canada Canada được đánh giá cao về khả năng phát triển con người, phần lớn bởi họ sở hữu một hệ thống giáo dục bậc nhất. Tất cả người dân Canada trên 25 tuổi đều có trình độ tương đương hoặc hơn cấp phổ thông cơ sở. Hơn nữa, học sinh lứa tuổi 15 luôn đứng top thế giới đối với những môn như toán học hay khoa học tự nhiên/xã hội. Hệ thống chăm sóc sức khỏe đảm bảo gần như toàn bộ người dân Canada được cung cấp dịch vụ tốt nhất. Tuổi thọ trung bình ước tính tại Canada đang là 81,5. |
7. New Zealand Người dân New Zealand trung bình được hưởng 19 năm giáo dục, cao thứ 2 thế giới chỉ sau Úc. Điều này cho thấy sức mạnh sự nghiệp trồng của người quốc gia này. New Zealand vào năm 2012 đã sử dụng 7,2% GDP cho việc phát triển giáo dục. Học sinh New Zealand luôn ở trên mức trung bình trong các cuộc đánh giá mang tính toàn cầu. Tương tự các quốc gia kể trên, người New Zealand có tuổi thọ ước tính vào khoảng 81. |
6. Đức Đức sở hữu nền kinh tế thuộc hàng lớn nhất thế giới, với GDP lên tới gần 3.400 tỷ USD vào năm 2012. Người Đức trưởng thành trên 25 tuổi trung bình được nhận gần 13 năm giáo dục phổ thông, cao nhất thế giới. Đức cũng là một trong số ít các quốc gia có chính sách lương hưu đối với toàn bộ 100% dân số đến độ tuổi về hưu. Mặc dù vậy, với tình hình dân số đang ngày một già đi của mình, Đức đã buộc phải nâng tuổi nghỉ hưu từ 65 lên 67 vào năm 2009. Quốc gia này cũng yêu cầu những người có công ăn việc làm phải sử dụng 40% thu nhập để đóng vào các quỹ bảo hiểm cũng như bảo trợ xã hội. |
5. Mỹ Mỹ là quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới với GDP đạt 16.000 tỷ USD vào năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người ở quốc gia này đạt mức 52.308 USD. Sở hữu nền kinh tế khổng lồ song Mỹ lại gặp nhiều rắc rối với các vấn đề về bình đẳng giới tính cũng như khoảng cách giàu nghèo.Từ 2003 đến 2012, chỉ số về khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo ở nước này tệ hơn rất nhiều so với các quốc gia thuộc hàng đáng sống nhất trên thế giới. Thêm nữa, mặc dù sử dụng tới 18% GDP cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe, cao thứ 3 thế giới, tuổi thọ của người Mỹ vẫn thấp hơn so với các quốc gia nằm trong bảng xếp hạng với 78,9. Mặc dù vậy, Mỹ vẫn là quốc gia của những cơ hội phát triển tốt nhất thế giới trong nhiều mặt : giáo dục, khoa học, kinh tế và nghệ thuật. |
4. Hà Lan Hà Lan nằm trong nhóm các quốc gia có chỉ số bình đẳng thu nhập tốt nhất thế giới. Tỷ lệ cân bằng giới tính ở Hà Lan cao nhờ vào tỷ lệ tử vong khi sinh nở của phụ nữ cũng như các chỉ số về sinh con ở tuổi vị thành niên ở mức thấp. Tại Hà Lan, tỷ lệ nữ giới làm việc cho chính phủ là 37,8% so với 18,2% của Mỹ. |
3. Thụy Sĩ Nổi tiếng với nền kinh tế cũng như chính trị ổn định, Thụy Sĩ đồng thời cũng sở hữu chỉ số về tuổi thọ trung bình cao thứ 3 thế giới, chỉ sau Nhật và Hong Kong. Thu nhập bình quân đầu người của Thụy Sĩ đạt 53.762 USD vào năm 2013. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ cũng ghi điểm với chỉ số cân bằng giới tính cao, tỷ lệ các ca sinh nở ở tuổi vị thanh niên rất thấp (0,2%) vào năm 2010. |
2. Úc Úc là quốc gia có tuổi thọ dự kiến cao nhất thế giới vào năm 2013 với mức bình quân là 82,5. Quốc gia này cũng sở hữu một nền giáo dục vô cùng phát triển khi toàn bộ người dân trên 25 tuổi đều được hưởng trung bình 12,9 năm giáo dục phổ thông vào 2012. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42.524 USD hàng năm, ngang ngửa các nước phát triển nhất thế giới. Mức 5,2% thất nghiệp của Úc vào 2013 cũng thấp hơn các quốc gia phát triển tại châu Âu cũng như Mỹ. Đặc biệt, kinh tế Úc được hưởng lợi rất lớn từ việc khai thác các mỏ tài nguyên thiên nhiên trong những năm gần đây. |
1. Na Uy Xét theo chỉ số phát triển con người, Na Uy là quốc gia đáng sống nhất thế giới. Mặc dù dân số chỉ vẻn vẹn 5 triệu song nền kinh tế của Na Uy vô cùng phát triển. Thu nhập bình quân đầu người đạt 63.909 USD, đứng thứ 6 thế giới. Những nguồn thu từ dầu mỏ đóng góp phần lớn vào sự giàu có của quốc gia này. 100% dân số được hưởng trợ cấp khi về hưu. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tuyệt vời, chỉ số tử vong khi sinh ở trẻ em chỉ ở mức 0,02% vào năm 2012, là những minh chứng cho việc Na Uy là quốc gia đáng sống nhất thế giới. |
Theo Bizlive