Đó là nhận định của ông Arn Vogels, Giám đốc khu vực Đông Dương của MasterCard.
Xu hướng không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán phổ biến ở một số quốc gia phát triển trên thế giới như Anh, Canada, Bỉ... Đây là phương thức thanh toán hàng hóa và dịch vụ không phát sinh sự chuyển giao tiền mặt giữa các chủ thể thanh toán.
Những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến trên thế giới hiện nay bao gồm: thẻ thanh toán, séc và tiền điện tử. Thanh toán không dùng tiền mặt được giới tài chính và nhiều chuyên gia đánh giá là cách sử dụng tiền thông minh, vì vừa tránh được những rủi ro trong quá trình vận chuyển tiền mặt lại, vừa giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn.
Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích, và trở thành phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội, sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Đồng thời tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của chính phủ, cũng như các đơn vị kinh doanh và cá nhân.
Ở Việt Nam, các loại hình dịch vụ và phương thức thanh toán phát triển mạnh và đa dạng. Bên cạnh việc phát triển và mở rộng các phương thức truyền thống, như ủy nhiệm chi (lệnh chi), ủy nhiệm thu (nhờ thu). Đồng thời vẫn có nhiều dịch vụ, phương thức mới, hiện đại, tiện lợi và tiện ích, dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới, như thẻ ngân hàng, Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking và ví điện tử.
Đáng chú ý, thẻ ngân hàng tiếp tục là phương tiện thanh toán đa dụng, tiện ích, được các tổ chức tín dụng chú trọng phát triển. Đến cuối năm 2013, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số lượng thẻ phát hành đạt trên 66 triệu thẻ (tăng 22% so với cuối năm 2012 và tăng 60% so với cuối năm 2011), số lượng và giá trị giao dịch thẻ tăng lần lượt 25% và 43 % so với năm 2012.
Người thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu sẽ chọn thanh toán qua thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng quốc tế như MasterCard, Visa… Đây là những loại thẻ quốc tế được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam.
Chủ thẻ MasterCard có thể thực hiện cà/quẹt thẻ trên máy POS để thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ và cửa hàng tiện lợi. |
Tiện ích mở rộng
Nhiều người dùng tham gia giao dịch bằng tiền mặt một phần vì thói quen, phần khác vì chưa tin tưởng vào độ an toàn của giao dịch và chất lượng của hàng hóa, số còn lại rơi vào trường hợp chưa biết đến những tiện ích có thể thanh toán khi không dùng tiền mặt.
Trên thực tế, thẻ tín dụng quốc tế đã mang lại khá nhiều tiện ích cho người dùng. Như với các chủ thẻ MasterCard, ngoài việc mua sắm trực tuyến, khách hàng còn có thể thanh toán các hóa đơn tại website www.paybill.vn, hay mua sắm và thanh toán dịch vụ tại các cửa hàng chấp nhận thẻ này.
Đặc biệt, kể từ khi MasterCard chính thức hợp tác với VietUnion - đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán Payoo vào tháng 12/2013 - các chủ thẻ đã có thêm một tiện ích mới, đó là sử dụng thẻ để thanh toán các loại hóa đơn điện, nước, điện thoại, truyền hình, internet… tại trang www.payoo.vn. Bên cạnh đó khách hàng có thể đóng tiền trực tiếp tại hơn 1000 điểm thanh toán có liên kết với Payoo, như Circle K, B’s mart, FPT Shop, Vienthong A, BKC, Hnam Mobile, Nguyễn Kim, Maximart, Citimart…
Hơn nữa, khi sở hữu thẻ tín dụng quốc tế, người dùng thường được hưởng các ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn. Theo ông Trương Tấn Thành - Trưởng bộ phận Chấp nhận Thẻ MasterCard tại Việt Nam - sau chương trình Thanh toán qua Payoo - Trải nghiệm hay - Quà mê say, đơn vị thẻ quốc tế này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía những người sử dụng.
Vì vậy trong thời gian tới sẽ tiếp tục đầu tư hợp tác với Payoo để triển khai nhiều chương trình khuyến mại dành cho khách hàng thanh toán hóa đơn tại www.paybill.vn, và cả các cửa hàng bán lẻ có liên kết với Payoo, đặc biệt là các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/7.
Ông Trương Tấn Thành phát biểu trong lễ quay số chương trình Thanh toán qua Payoo - Trải nghiệm hay - Quà mê say. |
Thực tế cho thấy hoạt động thanh toán không bằng tiền mặt tiếp tục có những chuyển biến tích cực, tạo sự chuyển biến mới trong nhận thức và thói quen của doanh nghiệp và cá nhân.
Theo Zing