“Thế giới hơn 7 tỷ người, bao nhiêu người đã được ăn mắc ca?”

Thứ tư, 15/04/2015, 10:55
"Chúng ta nên hạ quyết sách, làm một cuộc quyết tâm lớn, tái cơ cấu nông nghiệp Tây Nguyên và mắc ca là một trong những giải pháp rất có tiềm năng cho việc tái cơ cấu nông nghiệp vùng Tây Nguyên…", GS. Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng khuyến nghị.
GS. Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng.

Thị trường còn quá lớn

GS. Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng, nước Úc đã phát triển mắc ca cả 50 năm nay nhưng mới chỉ phát triển được khoảng 18 nghìn ha, kế hoạch mỗi năm sẽ phát triển thêm 1.000ha.

Nam Phi hiện đang là quốc gia cạnh tranh mạnh với Úc về xuất khẩu mắc ca, năm 2014 Nam Phi đã đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu.

Tuy nhiên, hiện tổng lượng mắc ca của các quốc gia lớn như Úc, Nam Phi, Trung Quốc, Mỹ cũng mới chỉ cung cấp được khoảng 5 – 10% nhu cầu mắc ca của thế giới.

Ông Hòe tiết lộ, theo một nghiên cứu của Hiệp hội các loại hạt cứng và quả khô thế giới (INC), nhu cầu sử dụng mắc ca của thế giới đang tăng cao từng năm.

Theo ước tính của INC, tới năm 2020 nhu cầu sử dụng mắc ca toàn thế giới vào khoảng 95 – 100 nghìn tấn nhân/năm.

Đến năm 2025 là khoảng 120 – 150 nghìn tấn nhân/năm và khoảng 240 – 250 nghìn tấn nhân vào năm 2030.

Các thị trường truyền thống của mắc ca vẫn đang được duy trì tốt như Châu Âu, Mỹ… trong khi đó, nhu cầu sử dụng mắc ca tại các thị trường mới nổi khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… đang có xu hướng tăng cao.

“Mức độ tăng trưởng của các thị trường này đang cho thấy dấu hiệu tăng lên gấp đôi vài năm gần đây”, ông Hòe cho biết.

Do vậy, theo ông Hòe: “Xu hướng sử dụng mắc ca tăng cao ở các quốc gia mới nổi là thị trường rất tốt cho Việt Nam tham gia vào thị trường này. Nếu phát triển đúng hướng thì khoảng 15 – 20 năm nữa Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới cả về sản lượng và chất lượng”.

Tuy nhiên, Việt Nam phải quan tâm đến chất lượng của mắc ca khi tham gia vào thị trường thế giới, bởi lẽ đây là một mặt hàng dùng cho ăn uống nên việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được đặc biệt coi trọng tại các nước.

Theo ông Bùi Hữu Hòa – người trồng mắc ca quy mô lớn tại thôn Phúc Hưng, xã Tân Hà (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng).

Ông Hòa cho biết, sau khi lấy giống mắc ca từ vườn ươm trên Ba Vì về trồng hầu hết chỉ 2 năm đã cho ra quả. Năm 2010 vụ bói năm thứ 4, con số thu thực từ mắc ca của gia đình ông là 107 triệu đồng. Năm thứ 5 là 290 triệu đồng.

Năm 2015, gia đình ông Hòa trồng 600 cây, đến giờ 500 cây đã có trái đều. Giá bán mắc ca năm nay sẽ rất cao vì nhu cầu mua cây giống của bà con khu vực Tây Nguyên rất cao.

Phải tham gia chuỗi giá trị

Theo đánh giá của ông Hoàng Tùng, Giám đốc Công ty Vina Macca, hạt mắc ca là loại hạt ngon nhất trên thế giới và cũng là loại hạt quả hiếm.

“Thế giới có hơn 7 tỷ người, liệu đã có bao nhiêu triệu người đã được thưởng thức hạt mắc ca”, ông Tùng băn khoăn.

Ông Hoàng Tùng, Giám đốc Công ty Vina Macca

Theo ông Tùng, hiện Công ty Vina Macca tham gia một số dự án khác do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trợ về kỹ thuật, các chuyên gia Úc hỗ trợ hạt giống, cành ghép được 10 năm.

Những hạt mắc ca ở Việt Nam chất lượng rất tốt. Chuyên gia Úc đã phân tích, đánh giá và công nhận tại Việt Nam cùng giống đó hạt mắc ca to hơn, màu sắc đẹp hơn.

Ngoài ra, Việt Nam nhập 23 dòng mắc ca khác nhau nhưng Vina Macca nhập 8 dòng mang giá trị lâu dài.

Có một số dòng tuy năng suất rất tốt nhưng nhà máy chế biến tỷ lệ thu hồi và sau khi tách có một số dòng dính vào vỏ hạt, không thuận lợi cho doanh nghiệp chế biến.

“Mong muốn của doanh nghiệp là xây dựng mắc ca theo chuỗi giá trị. Chúng tôi cũng muốn chế biến đến sản phẩm cuối cùng. Vấn đề là làm sao chúng ta có thể phổ biến hạt mắc ca giống như cafe. Nhưng tương lai thì vẫn phải phụ thuộc vào những chính sách của nhà nước”, ông Tùng cho biết.

GS Hoàng Hòe chia sẻ, cả Mỹ, Úc, Thái Lan, Trung Quốc… không chỗ nào phù hợp và thuận lợi cho mắc ca bằng Tây Nguyên ở Việt Nam.

“Các bạn chuyên gia Úc làm việc với tôi 10 năm nay cũng đánh giá như thế. Một cây trồng ở Việt Nam, nếu cùng 1 cây giống, cùng 1 tuổi sẽ cho sản lượng gấp đôi”, ông Hòe cho biết thêm.

Theo phân tích của vị chuyên gia này, cùng một cây mắc ca 10 tuổi, ở Việt Nam sẽ cho 20kg hạt, nhưng ở Úc chỉ có 10kg hạt. Cùng một giống như nhau trồng ở Việt Nam gần như cho hiệu quả tốt nhất thế giới.

Ở Tây Nguyên theo nghiên cứu Viện Điều tra quy hoạch rừng, có hàng triệu ha đất có thể trồng được mắc ca.

Trong khi đó, ở Úc chỉ có khoảng 16 – 17 nghìn ha, mức đầu tư lại rất đắt, mất khoảng 20 - 30 nghìn đô Úc/1ha, trung bình mức đầu tư khoảng 60- 70 đô Úc/cây. đó là chưa nói đến tiền mua đất. Năng suất chỉ khoảng 4 tấn/ha.

Trung Quốc có khoảng 35 – 36 nghìn ha nhưng cũng như ở Nam Phi thì nhiều giống kém chất lượng, năng suất chỉ khoảng 7,5kg/ha.

Con số 200 nghìn ha, trong 1 triệu ha đất ở Tây Nguyên rất phù hợp với mắc ca, thì Viện điều tra quy hoạch rừng chỉ đề xuất trồng 200 nghìn, mà là trồng xen với cây cà phê.

Thông tin từ ông Hòe cho biết, trên thị trường hiện nay, theo tổ chức Hiệp hội các loại hạt cứng, hạt khô thế giới (INC). Mắc ca chỉ mới chiếm 1,2% tổng số hạt cứng, hạt khô trên thế giới (có 9 loại hạt).

Ông Bùi Hữu Hòa – người trồng mắc ca quy mô lớn tại thôn Phúc Hưng, xã Tân Hà (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng)

Trong đó, hạt hạnh nhân có sản lượng khoảng 1,2 triệu tấn/năm; hạt điều 500- 600 nghìn tấn/năm; Mắc ca chỉ 160 nghìn tấn/năm

Hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng rất cao, tỷ lệ dầu rất cao, mật ong từ cây mắc ca có giá trị rất cao. Dầu ép từ mắc ca (ở Trung Quốc là khoảng 2,8 triệu đồng/lít dầu mắc ca)

Về thị trường ngoài những sản phẩm đang dùng, mắc ca còn có thể làm mỹ phẩm. Mỹ phẩm từ hạt mắc ca, nhân mắc ca có giá trị rất cao, sắc đẹp, độ sáng của làn da.

“Năng suất, chất lượng, hiệu quả có tính quyết định đối với chiến lược phát triển cây mắc ca ở Việt Nam nếu chúng ta muốn đưa vào thị trường thế giới, và phải đưa vào với giá cao”, ông Hòe khẳng định.

Theo BizLive

Các tin cũ hơn