Nhà đầu tư có được niềm tin sẽ góp phần vực dậy
thị trường chứng khoán. Ảnh: Cao Thắng
Thị trường chứng khoán cần minh bạch để nhà đầu tư yên tâm (Ảnh: Nhà đầu tư đặt lệnh mua bán cổ phiếu). Ảnh: Kim Ngân |
Niềm tin bị đánh mất
Tuần cuối năm 2011, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) TPHCM (HoSE) phát “tối hậu thư” cho Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (CTCPDCL) với nội dung: Đến hết ngày 31-12-2011 CTCPDCL không thực hiện công bố thông tin đầy đủ báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2011, sở sẽ xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu DCL của công ty.
Theo HoSE, đến hết ngày 16-12-2011 nhưng DCL chỉ mới công bố thông tin Báo cáo kiểm toán năm 2010, Báo cáo thường niên năm 2010, nhưng chưa thực hiện công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2011 và công ty tiếp tục gia hạn báo cáo này đến hết ngày 31-12-2011. Trước đó, công ty này đã không ít lần thất hẹn. T
rước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, mãi đến những ngày đầu năm 2012, CTCPDCL mới thực hiện nộp báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2011. Kèm theo đó, CTCPDCL cũng mang thêm cú sốc cho cổ đông với bản giải trình công ty mẹ bất ngờ báo lỗ, từ mức lãi sau thuế 26,62 tỷ đồng trước soát xét đã bị âm đến 17,27 tỷ đồng sau soát xét.
CTCPDCL không phải cái tên duy nhất bị nhắc nhở trên thị trường, còn nhớ chỉ trong một tuần hồi tháng 9-2011, HoSE đã cảnh báo, nhắc nhở, thậm chí cho ngừng giao dịch vì vi phạm công
Thị trường chứng khoán cần minh bạch để nhà đầu tư yên tâm (Ảnh: Nhà đầu tư đặt lệnh mua bán cổ phiếu). Ảnh: Kim Ngân |
bố thông tin đối với hàng loạt mã chứng khoán CMX, PTC, AVF, VPH, KMR, DCC. Năm qua, HoSE thường xuyên nhắc nhở những vi phạm quy định công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu đối với cổ đông nội bộ công ty niêm yết.
Các trường hợp chủ yếu do không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch hoặc báo cáo kết quả chậm trễ sau khi đăng ký giao dịch, thậm chí nhiều trường hợp còn không chịu công bố thông tin. Trễ nải trong công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết ở TTCK xảy ra gần như cơm bữa và bị mổ xẻ quá nhiều trong năm 2011 đến mức làm nản lòng nhà đầu tư nhưng xem ra sự việc vẫn chưa biết khi nào mới chấm dứt.
Với mức độ vi phạm dày đặc của các thành viên, các sở GDCK đã phải mạnh tay với các quyết định như đưa cổ phiếu vào diện kiểm soát, ngừng giao dịch hoặc bắt buộc hủy niêm yết thay vì cảnh cáo, nhắc nhở như trước đây. Trường hợp phá sản của Công ty Dược Viễn Đông (DVD) khiến nhiều nhà đầu tư trắng tay mà mãi đến ngày cuối cùng mới biết sơ khởi tình hình doanh nghiệp trở thành một bài học điển hình.
Chưa bao giờ nhà đầu tư lại ủng hộ các cơ quan chức năng như giai đoạn hiện nay. Thị trường sụt giảm, niềm tin mất đi, nhiều nhà đầu tư bức xúc yêu cầu hủy giao dịch và phải thẳng tay đối với các trường hợp làm ăn thua lỗ liên tục, vi phạm quy định công bố thông tin và không minh bạch để giúp trong sạch thị trường.
Minh bạch: Yêu cầu bức thiết
Ngày giao dịch cuối năm 2011, chỉ số VN-Index giảm còn 351,55 điểm, HNX-Index xuống 58,74 điểm. Mức điểm không nằm trong dự báo của các chuyên gia dù có bi quan đến đâu. Giá trị thị trường của hầu hết các doanh nghiệp bốc hơi 50%-70%. Theo thống kê, lượng vốn huy động qua TTCK năm 2011 ước chỉ đạt khoảng 11.000 tỷ đồng, mức thấp nhất tính từ 2006 đến nay. Kênh huy động vốn từ TTCK của doanh nghiệp đã trở thành nỗi thất vọng nặng nề chứ không kỳ vọng như trước đây.
Nguyên nhân chính là thị trường sụt giảm kéo theo niềm tin của nhà đầu tư cũng đi xuống. Mong chờ vào một ngày chứng khoán phục hồi hãy còn xa vời khi tình hình vẫn chưa có dấu hiệu tích cực. Trong khi đó, niềm tin của cổ đông, nhà đầu tư đối với doanh nghiệp góp vốn cũng rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Đã đến lúc cần thiết phải cơ cấu lại TTCK là thông điệp đầu năm mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát đi. Trong bốn trụ cột cần tập trung của quá trình tái cơ cấu thì việc cơ cấu lại doanh nghiệp niêm yết được đặt lên hàng đầu, trên các nội dung cơ cấu lại công ty chứng khoán, quỹ đầu tư; tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư; các tổ chức quản lý, vận hành thị trường.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu phải rà soát lại danh sách để xếp hạng các doanh nghiệp niêm yết theo các loại: ngừng giao dịch, bị kiểm soát, cảnh báo và số còn lại được giao dịch bình thường. Nâng cao điều kiện niêm yết và điều kiện phát hành chứng khoán, đặc biệt là điều kiện về lợi nhuận, thời gian hoạt động và quản trị công ty theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện tốt hơn việc công khai, minh bạch hoạt động và thông tin, trên cơ sở chuẩn hóa nội dung, kỳ hạn và phương thức công bố thông tin.
Mới đây, TS Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa, cho biết một người bạn của ông muốn giải ngân 100 triệu USD vào các doanh nghiệp Việt Nam nhưng “bạc tóc vì không biết rót vốn vào đâu” do không thể tìm được đối tác nào hội đủ các điều kiện. Theo TS Alan Phan “doanh nghiệp Việt Nam không thiếu vốn mà chỉ thiếu những ý tưởng kinh doanh, những sản phẩm đặc thù và thiếu sự minh bạch trong quản trị doanh nghiệp”.
Tiêu chí minh bạch chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các doanh nghiệp niêm yết trong năm tới để lấy lại niềm tin đối với nhà đầu tư và vực dậy TTCK. Minh bạch cũng chính là một tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển của thị trường này.
Theo SGGP