Mô hình Tháp dầu khí. (Nguồn: Internet)
Theo đó, với 5 lĩnh vực này, PVN sẽ tập trung các nguồn lực để đầu tư.
Ngoài 5 lĩnh vực trên, PVN sẽ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, rút vốn theo lộ trình để đến năm 2015, thực hiện thoái vốn, rút hết vốn khỏi các lĩnh vực ngoài ngành.
Năm 2011, PVN đã thực hiện cổ phần hóa hai tổng công ty lớn là Petec và PV Gas. Nhằm tiếp tục thoái vốn khỏi các dự án đầu tư ngoài ngành, trong đó có bất động sản theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, PVN đã báo cáo Chính phủ xin rút vốn khỏi dự án Tháp Dầu khí cao 79 tầng ở Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội). Dự án này sẽ được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao cho chủ đầu tư khác.
Trước đó, Báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương về tình hình sản xuất-kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cho thấy đến hết 8 tháng năm 2011, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đứng đầu trong nhóm 6 doanh nghiệp đầu tư ra ngoài ngành với 6.690 tỷ đồng, chiếm 3,76% vốn điều lệ.
Đặc biệt, với lĩnh vực đầu tư "rủi ro" như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, PVN cũng ở vị trí dẫn đầu trong số 13 doanh nghiệp, tập đoàn nằm trong diện kiểm tra về đổ nhiều vốn với gầm 5.640 tỷ đồng.
Theo TTXVN