|
Ảnh: Bloomberg |
Trung Quốc đã làm được những gì kể từ khi hai bên bắt đầu đối đầu vào năm ngoái xung quanh vấn đề thương mại và công nghệ? Các chuyên gia phân tích về Trung Quốc khẳng định rằng tốc độ cải tổ thị trường đã cao hơn trước rất nhiều nhờ sức ép từ phía Mỹ.
Dù nhiều công ty Mỹ thừa nhận nỗ lực của Trung Quốc trong việc cải thiện luật bảo vệ bản quyền trí tuệ và cơ chế thực thi pháp luật trong những năm gần đây, đặc biệt xét đến việc tôn trọng nhãn hiệu thương mại và bảo vệ hình ảnh, họ vẫn cảm thấy các biện pháp bảo vệ từ phía Trung Quốc không đủ, theo công bố của AmCham.
Theo Luật Thương mại sửa đổi công bố vào tháng 4/2019, luật quy định về việc đền bù nhiều hơn khi các công ty nước ngoài bị xâm phạm bản quyền trí tuệ. Cơ chế xử lý vấn đề bản quyền trí tuệ được đưa ra tại tòa án tối cao cũng tích cực.
Phía Trung Quốc nói đến việc đền bù cho hành vi xâm phạm bản quyền trí tuệ ngày một nhiều hơn như bằng chứng cho thấy phía Trung Quốc đang đi đúng hướng.
Trong 125 nước được xếp hạng vào năm ngoái trong chỉ số sở hữu trí tuệ (IPI) Trung Quốc đứng thứ 52 trong 125 nước, không thay đổi so với năm trước đó thế nhưng cao hơn so với thứ hạng 55 vào năm 2016.
Chính phủ Trung Quốc bác bỏ cáo buộc rằng họ gây sức ép buộc nhiều công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ bắt buộc. Đã có một số thay đổi về pháp lý dường như được thiết kế nhằm giúp Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Luật đầu tư nước ngoài mới dự kiến có hiệu lực từ năm sau sẽ cấm các cơ quan hành chính tham gia vào việc bắt buộc chuyển giao công nghệ. Trong đó, cũng có cả chế tài phạt áp dụng với những quan chức tiết lộ các bí mật chính sách. Luật này được thông qua vào tháng 3/2019 chỉ sau vài tháng trong khi thường tình quá trình này phải mất đến nhiều năm. Sự điều chỉnh của luật vào tháng 4/2019 cấm các quan chức tiết lộ bí mật thương mại cũng như thông tin quan trọng.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ cho đến nay vẫn chưa hài lòng, họ khẳng định rằng Trung Quốc từng cam kết về thay đổi nhưng cuối cùng lại chẳng làm gì trước đây. Phòng Thương mại châu Âu trong khi đó khẳng định rằng luật đầu tư nước ngoài của Trung Quốc toàn những điều khoản mơ hồ, nó tạo ra những yếu tố bất ổn gây tổn hại đến niềm tin kinh doanh.
Theo BizLive