|
Chính sách xuất khẩu gạo thời gian vừa qua gây nhiều tranh cãi |
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, việc tạm dừng xuất khẩu gạo thời quan qua thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 ngày 23.3. Theo đó, Tổng cục Hải quan tạm dừng việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo từ 0 giờ ngày 24.3.
Sau đó, ngày 10.4, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Quyết định số 1106/QĐ-BCT về công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4, quy định về nguyên tắc quản lý hạn ngạch.
Căn cứ nguyên tắc quản lý hạn ngạch quy định tại Quyết định 1106 của Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan tiến hành thiết lập các chỉ tiêu thông tin trên hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS) để theo dõi trừ lùi số lượng gạo xuất khẩu trong hạn ngạch được phép xuất khẩu và áp dụng từ 0 giờ ngày 12.4, không có sự can thiệp của công chức hải quan.
Chi tiết thông tin về doanh nghiệp, số lượng tờ khai hải quan, số lượng gạo đã đăng ký xuất khẩu, thời gian bắt đầu và kết thúc việc đăng ký tờ khai hải quan, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công khai thông tin trên cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay, trên một số phương tiện thông tin báo chí và mạng xã hội cũng như một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đặt nhiều nghi vấn tiêu cực trong tổ chức triển khai thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo.
Bộ Công an sẽ vào cuộc điều tra xuất khẩu gạo |
Trước đó, như đã phản ánh, hàng loạt doanh nghiệp đã có đơn kêu cứu Thủ tướng về chính sách cấp hạn ngạch 400.000 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4.
Chính sách này quá nhanh và đột ngột, ngoài ra việc hải quan mở tờ khai tự động trong đêm khiến doanh nghiệp không kịp trở tay, có nhiều dấu hiệu tiêu cực, không minh bạch.
Nhiều doanh nghiệp đang bị “kẹt” gạo tại các cảng biển, trên đường vận chuyển… chịu thiệt hại nặng nề.
|