|
Vào phiên ngày thứ Hai, khi mà giá dầu Mỹ làm lên lịch sử bằng cách rơi vào ngưỡng âm, Saudi Arabia, thành viên thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nhiều nước sản xuất dầu lớn khác của thế giới cũng đang chịu nhiều tác động tiêu cực.
Trưởng bộ phận kinh doanh hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets, bà Helima Croft, nhận xét: “Những gì đang diễn ra dường như đã đưa mối liên minh OPEC vào trạng thái khủng hoảng”.
Tuy nhiên, giờ đây lựa chọn chính sách để ứng phó của họ hiện không còn nhiều. Trong tuần trước, các nước thuộc liên minh OPEC đã cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng dầu/ngày trong vòng 2 tháng, chấm dứt 1 tháng chiến tranh giá cả giữa Saudi Arabia và Nga. Trước đó thị trường ngập cung dầu trong khi nhu cầu sụt giảm do đại dịch Covid-19.
Saudi Arabia, vốn đã đang bị phía Mỹ chỉ trích về việc gây ra cuộc chiến giá dầu, đang chịu nhiều áp lực cắt giảm sản lượng nhiều hơn nữa trong nỗ lực đưa cung cầu trở lại cân bằng trên thị trường.
Chuyên gia nhấn mạnh: “Việc Saudi Arabia sẵn sàng giảm sản lượng phát đi tín hiệu rằng Saudi Arabia đang trở lại trạng thái sẵn sàng hành động. Ngoài ra nó cũng giúp cho Saudi Arabia tránh được nhiều áp lực chính trị từ Washington”.
Vậy mọi chuyện rồi sẽ diễn ra như thế nào? Saudi Arabia muốn giảm sản lượng xuống dưới ngưỡng 8,5 triệu thùng dầu/ngày, ngưỡng mà trước đây Saudi Arabia đã ngại ngần không muốn phá vỡ. Tâm lý bắt nguồn từ việc Saudi Arabia muốn ngại ngần giảm sản lượng khí đốt tự nhiên trước thềm mùa hè khi mà nhu cầu với nhiên liệu này tăng cao để đáp ứng nhu cầu dùng điều hòa nhiệt độ.
Nhiều bên khác có thể cũng sẽ củng cố nhiều hơn cho mối liên minh nhằm tuân thủ với thỏa thuận hiện tại. Ngay cả Nga, dù rằng phía Nga là nước đứng đằng sau giật dây nên cuộc chiến giá dầu lần này. Nga nhiều khả năng sẽ tuân thủ cam kết giảm sản lượng 2,5 triệu thùng/ngày.
Điều này là bởi Tổng thống Nga Vladimia Putin giờ đây cũng đang quan tâm đến việc giảm sản lượng bởi chính bản thân ông cũng đang đương đầu với triển vọng kinh tế u ám tại quê hương.
Thế nhưng ngay cả nếu OPEC+ tuân thủ các quy định giảm sản lượng, cũng sẽ cần mất thời gian để giải quyết được hết lượng dầu tồn. Vào ngày thứ Ba, Wall Street Journal đưa tin rằng ít nhất 18 tàu chở dầu của Saudi Arabia có kế hoạch đến Mỹ vào tháng sau trong khi dự trữ dầu của Mỹ đã gần đạt giới hạn, điều này đồng nghĩa dự trữ sẽ kịch giới hạn trong khoảng thời gian không định trước.
Phiên ngày thứ Hai, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tháng 5/2020 đóng cửa sụt giảm mạnh và rơi vào ngưỡng âm. Việc thiếu chỗ chứa đồng nghĩa với việc nhà đầu tư, trong nỗi sợ sẽ buộc phải nhận dầu mà không biết để nơi nào, sẵn sàng trả tiền để bỏ đi chỗ dầu đó trước ngày chốt hạn hợp đồng.
Theo BizLive