Lâu nay, nhiều người cho rằng các công ty Việt “không thể sản xuất nổi cái ốc vít”. Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng ở thời điểm hiện nay khi năng lực, trình độ sản xuất… của doanh nghiệp (DN) Việt đã có nhiều tiến bộ vượt bậc.
Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam gần đây được nhiều đối tác nước ngoài đặt hàng. Ảnh: PM
Phát biểu của ông Hải là phù hợp với tình hình thực tế. Bằng chứng là mới đây, Foxconn, đối tác của gã công nghệ khổng lồ Apple (Mỹ), đã chính thức đầu tư một nhà máy hoành tráng tại tỉnh Bắc Giang. Nhà máy này có tổng vốn đầu tư 270 triệu USD, mỗi năm sản xuất khoảng 8 triệu máy tính bảng và máy tính xách tay.
Việt Nam làm chủ công nghệ 5G Năm 2020, VN trở thành nước thứ năm trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng 5G và sản xuất được điện thoại 5G. Rất ít người, kể cả trong nước và nước ngoài tin rằng VN có thể làm được việc này. Do đó, “Make in Vietnam” là một khẩu hiệu hành động; là thúc giục tinh thần thiết kế tại VN, sáng tạo tại VN, làm ra tại VN. Thay vì làm gia công, lắp ráp thì chúng ta hãy làm sản phẩm. Bộ trưởng Bộ TT&TT NGUYỄN MẠNH HÙNG |
Bắt tay nhau sẽ giải quyết được bài toán khó Bà Lã Thị Lan, Tổng giám đốc Tập đoàn Tiến Lộc, nguyên Chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM, bác bỏ chuyện DN Việt không thể làm nổi ốc vít. Bà Lan lý giải thêm, ốc vít chỉ là phần nhỏ trong câu chuyện sản xuất nhưng nó cũng nói lên bức tranh toàn cảnh đầu tư công nghệ cao của các công ty Việt. Đó là bài toán luẩn quẩn “con gà hay quả trứng có trước”. Cụ thể, nhiều công nghệ đòi hỏi độ chính xác rất cao song các DN Việt chưa dám đầu tư. Bởi nếu bỏ ra số tiền lớn để đầu tư mà không biết sẽ bán cho ai thì không đơn vị nào dám làm. Nói cách khác, họ chờ có khách đặt thì mới dám làm. “Đây cũng là một trong những lý do một số tập đoàn lớn nước ngoài chưa hợp tác với các nhà cung cấp Việt. Mặt khác, một số tập đoàn nước ngoài khi vào nước ta họ đã có sẵn các nhà cung cấp trước đó, vì vậy không hợp tác với nhà cung cấp nước ta” - bà Lan giải thích. Đại diện nhiều công ty khác cũng nhìn nhận làm ra sản phẩm chất lượng tốt với giá hợp lý mới là bài toán khó cho các công ty Việt. Để giải quyết được bài toán này cần có sự tin tưởng của các nhà mua hàng trong nước. Mặt khác, các công ty Việt cần bắt tay liên kết, phối hợp với nhau để cùng làm ra sản phẩm chất lượng cao, cạnh tranh tốt hơn về giá cả với đối thủ ngoại. |