Đầu tháng này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ, Pranab Mukherjee, cho hay, "Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai của Ấn Độ là việc nhập khẩu vàng và các kim loại quý khác gia tăng".
Chính phủ Ấn Độ đối phó với tình trạng này bằng cách tăng thuế nhập khẩu vàng lên gấp đôi, việc làm này đã châm ngòi cho cuộc biểu tình kéo dài 3 ngày của các thương nhân buôn bán vàng và thợ kim hoàn trên khắp Ấn Độ.
Hiện Ấn Độ đang là quốc gia nhập khẩu vàng nhiều vàng nhất thế giới. Theo tính toán của chính phủ nước này, khi kết thúc năm tài khóa vào 31/3/2012, Ấn Độ đã nhập khẩu tới 58 tỉ USD vàng, tăng 38 tỉ USD so với năm tài khóa trước.
Vàng là kim loại được ưa thích nhất ở Ấn Độ |
Ông Prabhat Awasthi, người đứng đầu thị trường chứng khoán Ấn Độ của Tập đoàn Nomura cho rằng, nhập khẩu dầu đã là gánh nặng quá lớn cho tài khoản vãng lai của Ấn Độ, nước này không thể chịu đựng thêm sức ép từ nhập khẩu vàng và bạc nữa. Nhập khẩu dầu và vàng hiện chiếm tới 70% thâm hụt thương mại của Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ dự báo, thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này có thể lên tới 65 tỉ USD trong năm tài khóa 2011-2012, trong khi tổng thâm hụt thương mại chỉ là khoảng 175 tỉ USD. Điều này đang làm đau đầu các nhà đầu tư, đồng rupee yếu có thể khiến hàng hóa nhập khẩu ngày càng trở nên đắt đỏ hơn.
Trong báo cáo công bố vào đầu tuần trước, nhà phân tích Morgan Stanley nhận định: Vàng là nguyên nhân chính dẫn đến nỗi lo về nguy cơ thâm hụt tài khoản vãng lai của Ấn Độ trong hai năm trở lại đây.
Ngân hàng trung ương Ấn Độ cũng cho biết chi tiêu cho vàng của người dân đã tăng từ 19 tỉ USD năm 2009 lên 45 tỉ USD năm 2011.
Cũng theo ông Morgan, Stanley, nếu loại bỏ vàng, thâm hụt tài khoản vãng lai của Ấn Độ sẽ giảm xuống chỉ còn 12 tỉ USD và tỉ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai/GDP sẽ chỉ còn dưới 0,6%.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lại cho rằng, chúng ta đang thổi phồng ảnh hưởng của vàng với thâm hụt tài khoản vãng lai. Không giống như dầu được dùng trong tiêu dùng, vàng có giá trị thực và có thể trao đổi buôn bán trên thị trường toàn cầu tại bất kỳ thời điểm nào.
Ông Rajeev Malik, chuyên viên cao cấp của CLSA trong một báo cáo cũng nhận định rằng, "Mặc dù, theo nguyên tắc của IMF, đúng là cán cân tài khoản vãng lai bao gồm cả xuất nhập khẩu vàng nhưng chúng ta chỉ nên kìm giữ tác động của vàng tới thâm hụt tài khoản vãng lai trong khoảng 20 - 30%. Vấn đề là, Ấn Độ vẫn phải chi tiêu quá nhiều cho nhập khẩu vàng, điều này tạo áp lực lên đồng tiền Ấn Độ."
Ông Taimur, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế về Ấn Độ, Indonesia và Philippines của Deutsche Bank bình luận, "Với 200 tỉ USD nhập khẩu vàng trong một thập kỉ trở lại đây không nói lên sự thất thoát tài nguyên của Ấn Độ, hơn hết đó chỉ là sự chuyển đổi của cải của người Ấn Độ thành các kim loại quý mà thôi."
Nhưng ông Awasthi của Nomura cho rằng dùng tiền để mua vàng là tình trạng "vốn bị phân bổ sai" vì số tiền đó đáng lẽ nên được đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng. Trong khi chúng ta đang rất khó khoăn để tìm nguồn vốn cho đầu tư thì tiền lại được dùng hết mua vàng. Động thái gần đây của chính phủ khi tăng thuế nhập khẩu vàng chỉ là một bước rất nhỏ cho một hướng đi đúng đắn.
Còn theo ông Taimur Baig thì nhu cầu vàng của người Ấn Độ có vẻ là không co giãn, nên nhu cầu ấy không hề bị tác động bởi các mức giá cao hơn do tăng thuế.
Ông nhận định, "Mặc dù thuế không thay đổi được nhu cầu vàng nhưng chí ít chính phủ Ấn Độ cũng kiếm được một chút thu nhập nào đó. Còn nếu thuế có thể giảm được nhu cầu vàng, thì nhu cầu ngoại tệ cũng sẽ giảm bớt".
Theo Diễn đàn kinh tế Việt Nam