World Bank: “Đối mặt với nguy cơ từ châu Âu, Trung Quốc cần có chính sách hợp lý”

Thứ ba, 22/11/2011, 07:47
Saigonnews - Nền kinh tế của Trung Quốc phải đối mặt với rủi ro ngày càng tăng từ cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu và lo lắng về các những khoản nợ của chính quyền địa phương, nhưng họ vẫn có thể “hạ cánh an toàn” bằng các chính sách nới lỏng tiền tệ, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết vào hôm thứ hai.


 

Cứ 6 tháng một lần, WB sẽ cập nhật dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo đó, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trung bình trong năm tới  trong khi nền kinh tế các quốc gia khác sẽ tăng chậm hơn. Điều đó là có thể nếu Bắc Kinh điều tiết kinh tế phụ thuộc ít hơn vào đầu tư và sản xuất.

Các chủ đầu tư cũng giảm dự báo tăng trưởng đối với những nước châu Á đang phát triển, không bao gồm Trung Quốc, do nhu cầu xuất khẩu yếu ở nhiều nước và lũ lụt nghiêm trọng tàn phá cơ sở sản xuất của Thái Lan.

Khi để cập đến Trung Quốc, các nhà đầu tư cho biết, trung tâm kinh tế khu vực đang giảm tốc độ tăng trưởng dần dần, những rủi ro ngày càng làm nhiều nhược điểm của hệ thống vận hành phát triển bị bộc lộ. Theo WB thì  mức tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay là 9,1%  cao hơn so với dự báo vào tháng 3 là 9,0% và tiếp theo có thể giảm xuống 8,4% trong năm 2012.

Tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay thấp hơn so với năm ngoái đã làm suy yếu nhu cầu đầu tư bên ngoài cũng như xuất khẩu. Kèm theo, chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lạm phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ đầu tư.

Phản ánh bi quan gần đây, Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn của Trung Quốc cho biết, suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ không sớm được khắc phục và Bắc Kinh nên tập trung vào giải quyết các vấn đề kinh tế nội địa trước nhất.

Ngoại trừ Trung Quốc, các nước phát triển Đông Á khác có thể đạt tăng trưởng 4,7% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó là 5,3%,  chính suy thoái ở các nước đang phát triển và chính sách tiền tệ chặt chẽ đang làm sứt mẻ mức tăng trưởng.

Một báo cáo nhận định rằng, dòng tiền lưu chuyển của các nhà đầu tư tại châu Á có thể dẫn đến biến động thị trường chứng khoán và trái phiếu, nhưng điều này có thể giúp một số quốc gia tích cóp tài sản có giá.

Các nước châu Á cũng có thể phải đối mặt với sức lan tỏa ngày càng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng nợ công khu vực EU, thương mại và tài chính sẽ phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tài chính công của nhiều nước châu Á được dùng để thúc đẩy chi tiêu kinh tế khi cần thiết, nhưng các chính phủ này nên tập trung vào đầu tư dài hạn để cải thiện giáo dục, an sinh xã hội và năng suất lao động.

 

Thanh Nga
( Theo Reuters )

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn