Tại sao một nửa thế giới không dùng tài khoản ngân hàng?

Thứ năm, 26/04/2012, 15:35
Tỷ lệ sử dụng tài khoản ngân hàng tại Mỹ là 90%, ở các nước nghèo chỉ là 1/4. Tuy nhiên, các nước này đã tìm ra những mô hình độc đáo, phá vỡ khoảng cách và chi phí của các tổ chức tín dụng.

Các tin khác
>>CEO Trung Nguyên gửi thư tới CEO Starbucks
>>DATC “bơm” tối đa 250 tỉ đồng cho Bianfishco
>>Tỉnh chỉ đạo xem xét vụ bán thương hiệu cà phê Việt cho Trung Quốc
>>Bí ẩn đằng sau quan hệ thương mại Mỹ - Trung



Hãng viễn thông Kenya Safaricom đang thay thế ngân hàng,
đóng vai trò là một trung gian tài chính với dịch vụ M-PESA.

 

Tại Mỹ, sở hữu một tài khoản ngân hàng gần như là một điều hiển nhiên, với gần 90% người trưởng thành có tài khoản chính thức. Nhưng ở các nước nghèo, con số báo cáo chỉ là 1/4.

Theo dữ liệu từ một dự án của Ngân hàng thế giới (WB) được tài trợ bởi quỹ Bill & Melinda Gates và thực hiện bởi Gallup trên phạm vi 148 quốc gia, hơn 2,5 tỷ người lớn trên toàn thế giới, khoảng gần 1 nửa dân số, không có tài khoản ngân hàng.

Lý do hàng đầu dẫn tới phân biệt này giữa nước giàu và nước nghèo, nghiệt ngã nhưng rõ ràng là bản thân sự nghèo đói. 2/3 số người không có tài khoản ngân hàng cho biết lý do chỉ đơn giản là họ không có đủ tiền để sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Người ta nói rằng các tổ chức tài chính quá xa xôi và đắt đỏ để sử dụng. Trong một số khu vực, bao gồm cả Mỹ Latinh, người dân cho biết các tổ chức tài chính đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, thủ tục. Báo cáo của WB cũng cho thấy tới 35% những rào cản người nghèo đối với tài khoản ngân hàng có thể được dỡ bỏ dựa vào các chính sách công.

Báo cáo cũng dẫn ra sự thành công của những mô hình đã phá vỡ khoảng cách và chi phí của các tổ chức tín dụng. Như trong tiểu vùng Sahara châu Phi, nơi trong năm 2011, 16% người lớn được hỏi cho biết họ đã sử dụng điện thoại di động để trả các hóa đơn hoặc gửi và nhận tiền. (WB không nhìn nhận tài khoản điện thoại di động là loại tài khoản ngân hàng chính thức). Ở Kenya, 2/3 số người lớn được hỏi cho biết họ nhận tiền và thanh toán thông qua điện thoại, biến tài khoản điện thoại di động thành một chiếc ví ảo.

Cuối cùng, vẫn còn nhiều khía cạnh khác cần đánh giá hơn là chỉ dựa trên dữ liệu đơn thuần ví dụ như cách người ta sử dụng tài khoản, họ tiết kiệm với mục đích gì, họ tiếp cận vốn từ đâu nếu không phải từ ngân hàng. Để đưa người dân tới gần hơn với nguồn cung tài chính, chính phủ các nước cần nhiều hơn những dữ liệu bề nổi.

Kết lại, có một mối quan hệ chính thức với hệ thống ngân hàng vẫn sẽ có lợi cho tất cả, từ quy mô cá nhân tới nền kinh tế vĩ mô, thông qua thúc đẩy tiết kiệm và cho vay ở một mức lãi suất hợp lý.


Theo CafeF

Các tin cũ hơn