Các tin khác
>>Ngành điện bù lỗ hơn 3 nghìn tỷ đồng cho thép và xi măng
>>Dự án thép 4,5 tỷ USD vẫn chưa có vốn
>>Thép xây dựng giảm mạnh, mức tồn kho tăng cao
Thép và xi măng có thể sẽ có giá điện riêng.
Lý giải về điều này, Cục Trưởng Cục Điều tiết Điện lực Đặng Huy Cường cho biết, do không khuyến khích người dân sử dụng quá nhiều điện nên giá điện sinh hoạt cao hơn giá điện sản xuất.
Nếu để giá điện bán cho sản xuất thấp, trong đó có thép và ximăng sẽ khiến nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam đầu tư sản xuất thép, ximăng để xuất khẩu. Đây lại là lĩnh vực sản xuất tiêu tốn rất nhiều điện năng. Về lâu dài, nếu cần thiết, Cục Điều tiết Điện lực sẽ cân nhắc và trình Chính phủ cơ chế giá điện riêng cho sắt thép, ximăng đồng thời kiến nghị hạn chế xuất khẩu sắt thép.
Tuy nhiên, đây là những ngành quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế đất nước nên việc xây dựng cơ chế giá điện riêng phải có sự xem xét kỹ càng để không ảnh hưởng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng và nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Còn Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) không hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng giá điện của Việt Nam rẻ nên các nhà đầu tư nước ngoài "tranh thủ" đầu tư vào lĩnh vực sắt thép.
"Thêm vào đó, hiện nay mới chỉ có duy nhất một dự án đầu tư của nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực thép, nếu thực hiện cơ chế giá điện riêng thì đây việc làm thiếu công bằng, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thép," ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết.
Ông Nghi cũng cho rằng, VSA vẫn ủng hộ việc đưa giá điện vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, nếu hạn chế xuất khẩu sắt thép và việc xây dựng cơ chế giá điện riêng cho lĩnh vực thép là không khách quan và thiếu công bằng. Ông Nghi nhấn mạnh, nếu áp dụng cơ chế giá điện riêng cho ngành thép theo hướng tăng lên thì cũng phải áp dụng cho tất cả các ngành khác.
Theo Vietnam+