>> Nuôi chồn để bán... cà phê thượng hạng
>> Cà phê Trung Nguyên dính nghi án chứa thuốc sốt rét tăng vị đắng
>> Tỉnh chỉ đạo xem xét vụ bán thương hiệu cà phê Việt cho Trung Quốc
Mỗi buổi sáng, hàng triệu người châu Âu và Mỹ thường uống một tách cà phê. Có người tự pha cà phê xay từ hạt Arabica có hương vị thơm ngon, trong khi những người khác thích sử dụng cà phê hòa tan, chủ yếu được chế biến từ hạt Robusta có tính kích thích mạnh.
Việt Nam là nhà cung cấp chính loại cà phê Robusta trên thị trường thế giới và là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Brazil. Người Việt trong nước chỉ tiêu thụ 7% tổng thu hoạch cà phê vì thích uống trà xanh và tất cả phần còn lại được xuất khẩu ra nước ngoài.
Hiện giờ, nhu cầu tiêu dùng và giá cà phê Robusta hạt đang tăng lên trên thế giới. Kể từ đầu năm đến nay, giá cà phê Robusta đã tăng 10%. Báo chí phương Tây đổ lỗi cho nông dân Việt Nam tích trữ hàng hóa để bán giá cao hơn, trong khi Hiệp hội sản xuất trà và cà phê Nga không đồng ý với điều đó. Theo hiệp hội này, không nên chỉ đổ lỗi cho nông dân Việt Nam vì đây là cơ chế thị trường thong thường: nhu cầu tăng khiến giá cả tăng lên.
Chuyên gia Ramaz Chanturia cho rằng nhu cầu về cà phê Robusta tăng là do nhiều nguyên nhân khác: “Trong năm năm qua giá hạt cà phê Arabica đã tăng đáng kể. Do giá tăng vọt nên các nhà sản xuất đã buộc phải giảm mua cà phê Arabica và tăng cường mua Robusta. Trong thời khủng hoảng, nguồn vốn chạy ra khỏi thị trường tiền tệ nên có xu hướng gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa.
Áp lực của vốn cổ phiếu đầu cơ dẫn đến sự gia tăng trong giá cả. Điều này đã xảy ra với cà phê Arabica trong cuộc khủng hoảng mới đây và buộc các nhà sản xuất để thay thế nó bằng loại Robusta rẻ hơn. Hiện nay các nhà sản xuất đã mua cả cà phê Arabica lẫn cà phê Robusta để sau đó pha chế thành một thứ sản phẩm cà phê hỗn hợp: không làm suy giảm chất lượng nhưng lại hạn chế mức giá tăng mạnh trong giá thành cuối cùng của sản phẩm”.
Mức giá cao hơn của hạt cà phê Robusta trên thị trường sẽ không dẫn đến sự gia tăng đáng kể về giá cà phê tan trong cửa hàng. Trong giá thành cà phê hòa tan, giá hạt Robusta dùng cho sản xuất sản phẩm này chỉ chiếm 15-20%. Và không ai mong muốn tăng giá cà phê bán lẻ. Các nhà sản xuất muốn sản phẩm cà phê vẫn duy trì mức giá cả phải chăng, không quá đắt. Vì vậy, người châu Âu, người Mỹ hoặc Nhật Bản uống cà phê nhiều hơn và cư dân châu Á cũng sẽ không cảm thấy giá cà phê Robusta đã tăng lên.
Theo Báo Đất Việt/VOR