Anh Nguyễn Tiến Thành chuyển từ công nhân sang buôn dừa - Ảnh: TRẦN HƯNG |
Con số thất nghiệp thực tế cao hơn
Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM cho biết mỗi ngày có khoảng 400 lượt người đến đăng ký thất nghiệp và làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trên 90% trong số này là lao động phổ thông, công nhân.
Trong ba tháng đầu năm BHXH TP.HCM đã chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 15.852 người với số tiền 37,2 tỉ đồng. Một lãnh đạo cơ quan BHXH TP.HCM cho hay trên thực tế số người thất nghiệp lớn hơn con số trên, do nhiều doanh nghiệp khó khăn chậm đóng và nợ BHXH khiến người lao động thất nghiệp không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp.
|
Đồng nghiệp của chị Loan là Bùi Thị Hiền (quê Thái Nguyên) đã quyết đ
ịnh trở về quê. Hiền cho hay chị và đứa con nhỏ sẽ về trước. Chồng chị là anh Nông Văn Hạnh (cùng quê Thái Nguyên, công nhân cơ khí) sẽ về sau. “Sống nhà trọ trả tiền hằng tháng, giá cả liên tục tăng, công việc cũng không nhiều như mọi năm nên hai vợ chồng bàn với nhau về quê”, Hiền nói.
Chị Nguyễn Thị Tâm (quê Nghệ An), công nhân trong KCX Linh Trung I (Q.Thủ Đức, TP.HCM), cho hay nhiều công nhân như chị đang làm việc với tâm trạng đến đâu hay đến đó. “Dạo này ít việc lắm. Mình cố bám trụ thêm vài tháng, đợi công ty gần nhà hoạt động sẽ xin về quê làm”, Tâm thổ lộ.
Dịch chuyển lao động theo mùa
Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết sự dịch chuyển lao động (người lao động nghỉ việc, chuyển việc) từ đầu năm đến nay ở TP.HCM vào khoảng 20%. Con số này được tổng hợp từ thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong các KCX-KCN TP.HCM, số liệu từ các doanh nghiệp bên ngoài và khảo sát trên mạng.
“Qua tết thường là thời điểm doanh nghiệp có ít đơn hàng, đến khoảng tháng 5-6 tình hình sản xuất mới ổn định trở lại. Khi không có đơn hàng thì âm thầm cắt giảm, nhất là lao động phổ thông, khi có đơn hàng lại tuyển vào”, ông Tuấn đánh giá.
|
Theo Tuổi trẻ