Fan ruột và "người nhà" của Mì Gấu đỏ đã "ném đá" báo chí như thế nào?

Thứ tư, 23/05/2012, 10:45
Ngay sau khi các bài báo đăng tải các bài viết về sự thật xung quanh chuyện tài trợ cho bệnh nhân nhí của Mì Gấu đỏ, các "Fan ruột" và "người thân" của hãng mì này đã tới tấp có những bài bình luận không mang tính xây dựng và "ném đá" báo chí...

>>Mì Gấu đỏ gây 'sốc' khi gia đình các trẻ em nghèo tiết lộ số tiền từ thiện
>>Bệnh nhân được mì Gấu đỏ tài trợ 100% vẫn phải nộp 5.000.000đ viện phí
>>Nhìn lại câu chuyện về đoạn quảng cáo mì Gấu Đỏ gây xôn xao
>>Clip QC mì Gấu đỏ: "Cố tình tạo scandal để người ta phải nhớ đến mình"
>>Clip quảng cáo mì Gấu đỏ: "Bán hàng trên lòng trắc ẩn của cộng đồng"?


Đoạn clip quảng cáo Gấu đỏ - gắn kết yêu thương (của Công Ty TNHH Công Nghiệp Thực Phẩm Á Châu) được quảng cáo trên truyền hình VTV và được đăng tải rộng rãi trên mạng Internet đang trở thành tâm điểm trên những diễn đàn mạng xã hội.

Với nhiều ý kiến trái chiều, những tranh luận xung quanh vấn đề đạo lý, nhân văn trong truyền thông đại chúng được độc giả chia sẻ.

Báo chí đang “bới lông tìm vết”?

Việc lợi dụng lòng trắc ẩn của người tiêu dùng để kinh doanh sản phẩm, mượn hình ảnh của một nhân vật khỏe mạnh bình thường để kêu gọi hảo tâm, lấy nước mắt của người xem – những việc mà Mì Gấu đỏ đang làm, hôm nay, đã chính thức được phơi bày trên mặt báo. Tuy nhiên, trên hành trình phanh phui sự thật xung quanh clip quảng cáo Mì Gấu đỏ, một số tờ báo đã bị vô số "người thân" của Mì Gấu đỏ "ném đá" không thương tiếc.

 
Suy cho cùng, tất cả những điều mà phóng viên làm đều mong muốn: Một lòng từ thiện tự tâm, một sự nhân ái chân thực, không vụ lợi.

Dưới đây là những dòng bình luận, những lời nhận xét: có những lời thì bình thản, nhưng cũng có những lời không mang tính xây dựng, thậm chí "ném đá" báo chí của một số fan, chúng tôi xin trích dẫn lại một số đoạn, mời độc giả cùng đọc lại những ý kiến này.

“Nhà báo này nhận tiền của đối thủ cạnh tranh với mì gấu đỏ rồi. Viết bài nhảm nhí, quảng cáo thì phải dùng diễn viên chứ không lẽ dùng người bệnh ra mà làm à. Đề nghị ban biên tập nên kiểm duyệt các bài của nhà báo này kỹ hơn”. (Lê Phong)

“Cũng chỉ là chiêu trò đăng báo dìm hàng đối thủ thôi mà” (Tuyết Hoa)

“Cái này là bài PR của hãng cạnh tranh thôi!” (Vũ Ninh).

Hay một thành viên chia sẻ trên cộng đồng mạng:

“Mình thấy đó chỉ là một quảng cáo, nó không có quảng cáo lố đi như dầu gội đầu, nước tăng lực, quảng cáo ngân hàng trúng xe,....đã nói về quảng cáo thì người ta có quyền thuê diễn viên, cái này luật không cấm.
 

Gấu đỏ có thuê diễn viên thì cũng đúng thôi. Phim ảnh nào mà không cần phải có diễn viên. Nếu mình cảm thấy mì dở thì không nên ăn, quảng cáo không hay thì mở kênh khác. Mình thấy quảng cáo đó hay, nếu mình không ăn mì Gấu đỏ thì mình cũng cảm nhận được trên đất nước Việt Nam còn rất nhiều trường hợp thật và rất thật như trong clip quảng cáo”. (Khanhle2012)

Trên hành trình phanh phui sự thật xung quanh clip quảng cáo Mì Gấu đỏ, một số tờ báo đã bị vô số "người thân" của Mì Gấu đỏ "ném đá" không thương tiếc.


Trong khi, với nỗ lực của các phóng viên, người viết đang cố gắng để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn mỗi khi mua mì, cần phân biệt rạch ròi giữa làm từ thiện và thực hư đằng sau câu chuyện núp bóng từ thiện, để lòng tốt không bị lợi dụng, lòng nhân đạo được đặt đúng chỗ, không bị tổn thương, thì nhiều “fan” của Mì Gấu đỏ đã buông những lời trách móc: “Càng ngày càng nhiều nhà báo không biết mình viết cái gì, phát ngôn cái gì cho đúng (lebichly, đăng tải trên một trang web ngày 20/5).

Bên cạnh đó, một số độc giả cho rằng: Việc mà báo chí đang làm là “bới lông tìm vết”, “nhai đi nhai lại” nhưng nếu không có “đặt vấn đề” thì làm sao có “mở vấn đề”, để rồi, báo chí bóc tách ra được nhiều sự thật sững sờ: Về những nghi ngờ Mì Gấu đỏ không đủ chức năng kêu gọi từ thiện, rồi bệnh nhân được Mì Gấu đỏ tài trợ 100% vẫn phải nộp 5.000.000đ viện phí,…?

Thậm chí, Thạc sĩ Vũ Quốc Chinh - giảng viên marketing ĐH Kinh tế TP.HCM cũng lên tiếng khi cho rằng: nếu không có phản biện kịp thời thì sẽ rất dễ tạo thành tiền lệ và trở thành phong trào. “Doanh nghiệp kinh doanh phải đảm bảo có lợi nhuận nhưng không nên cho rằng bán được hàng mới làm từ thiện”. (Báo Tuổi trẻ).

Độc giả chỉ mong một lòng từ thiện tự tâm

Cũng như những hiểu lầm “tưởng như là thật” về nhân vật Tuấn – người mà ai cũng tưởng bé là trẻ em bị bệnh hiểm nghèo khi các banner quảng cáo được giăng mắc khắp nơi với những thông tin rất đầy đủ, rõ ràng, rành mạch: Tuấn, 4 tuổi, ung thư máu, có độc giả viết:

“Khiếp, bài báo nâng cao quan điểm quá. Hằng hà vô số các quảng cáo bịp bợm khác như sữa rửa mặt, kem trắng da, trị mụn, dầu gội nọ kia thì rõ là bịp mà không thấy nói đến, lại lôi mỳ Gấu đỏ ra nói… Mình thấy sao dạo này báo chí lao vào viết bài nhìn từ khía cạnh xấu về quảng cáo Mì Gấu đỏ nhiều thế!” – (nickname 3012).
 
Phóng viên viết các bài báo về Mì Gấu đỏ chỉ thực hiện chức năng là truyền tải thông tin một cách khách quan đến bạn đọc chứ chúng tôi không phải là 'quan tòa' để phán xét sự việc, và như phương châm của báo là sẽ đi đến cùng của sự thật.

Không chỉ dừng lại ở “ném đá” tờ báo, nhiều người còn “ném đá” cả chuyên gia – những người nổi tiếng tranh luận về vấn đề này: “Hình như cha này ăn tiền của mấy hãng mì khác đó, nói năng vô lý như vầy mà cũng có báo chịu đăng”; “ăn nói vớ va vớ vẩn, hàm hồ. Toàn quan điểm cá nhân”.

Trong khi báo chí thì luôn khách quan, có khen, có chê, nhìn nhận, đánh giá vấn đề đa chiều, đa phong cách.

Như tờ TTVN đã viết: “Clip quảng cáo của mì Gấu đỏ không phải là đi tiên phong trong việc khơi dậy lòng trắc ẩn của con người, hướng người xem tới điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Trước đó, các hãng sữa nổi tiếng trong nước và quốc tế cũng đã có những quảng cáo như góp sữa cho trẻ em vùng cao, đèn đom đóm thắp sáng ước mơ học hành… Hay một hãng tã lót nước ngoài đã thực hiện quảng cáo như mang một thông điệp khi mua một gói tã lót, bạn đã góp một phần trong việc mua vacxin tiêm chủng cho trẻ em ở Châu Phi.

Nhưng có một điều mà các nhà maketing Việt Nam chưa lường hết được, đó chính là sự “nhạy cảm”, “lòng tổn thương” của đa số người Việt. Với nhiều người, xem một clip quảng cáo như vậy và biết sự thật về nó là không có thực thì chẳng khác nào đã xúc phạm, lợi dụng lòng tốt, tình thương của phần lớn các bà nội trợ, những người tiêu dùng trong nước”.
 
 
Với nhiều người, xem một clip quảng cáo như vậy và biết sự thật về nó chẳng khác nào đã xúc phạm, lợi dụng lòng tốt, tình thương của phần lớn các bà nội trợ, những người tiêu dùng trong nước”.

Một quảng cáo thành công, là nó làm cho người ta hiểu thông điệp muốn gửi tới, và tính nhân văn của quảng cáo.

Suy cho cùng, tất cả những điều mà phóng viên làm đều mong muốn: Một lòng từ thiện tự tâm, một sự nhân ái chân thực, không vụ lợi.

Và điều quan trọng cuối cùng mà người tiêu dùng hi vọng, đó là doanh nghiệp  trích phần nhỏ trong gói mì của mình để làm từ thiện hay không. Và liệu những em “Tuấn” bị ung thư thật sự đang điều trị trong bệnh viện liệu có ngày ra về với kết thúc có hậu, chứ không phải kết thúc buồn như đoạn clip quảng cáo hay không?!


Theo GDVN

Các tin cũ hơn