Khi nông dân mê làm gạo sạch

Thứ sáu, 25/05/2012, 14:05
Gạo sạch được bao tiêu với giá cao hơn thị trường, nông dân được hỗ trợ kỹ thuật và vật tư tốt với giá đại lý cấp 1, lợi nhuận sau một mùa cao hơn thông thường. Nông dân chỉ cần có thế!
 
>> Giáo sư Võ Tòng Xuân và chương trình gạo Việt đạt chuẩn quốc tế

Là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, nhưng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng trên 3.000 tấn gạo chất lượng cao để cung cấp cho các nhà hàng cao cấp và các công ty chế biến thực phẩm.

Hiện nay, chất lượng gạo của VN so với Thái Lan giá luôn thấp hơn từ 7-20 USD/tấn và thấp hơn gạo của Mỹ đến 220USD. Vì vậy, việc tăng chất lượng, giá trị cho gạo Việt là đòi hỏi bức bách trong giai đoạn hiện nay.

Mới đây, Cty CP Đầu tư Nghiên cứu và Xuất khẩu gạo thơm ITA (ITA Rice) – Cty con của Tập đoàn Tân Tạo đã được nhận Giấy chứng nhận hệ thống thực hành nông nghiệp tốt GAP cho sản phẩm lúa trên diện tích 60,3ha. Chương trình được thực hiện tại 4 huyện của tỉnh Long An, gồm: Đức Huệ, Đức Hòa, Thủ Thừa, Bến Lức.

Cánh đồng trồng lúa Global GAP của ITA Rice


Khi người nông dân có lợi

Ông Võ Văn Hiệp, ấp 2, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ cho biết, vụ đông xuân vừa rồi, gia đình ông là một trong số những hộ tham gia trồng lúa Global GAP của ITA Rice. Kết quả ban đầu khá khả quan. Năng suất hơn 8 tấn/ha (trước khi tham gia chỉ hơn 6 tấn/ha), giá lúa được công ty mua tại ruộng 5.500 đồng kg, cao hơn giá thị trường lúc đó 1.500 đồng/kg.

Sau khi thanh toán các chi phí do công ty ứng trước về giống (OM900), phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (không tính lãi suất), gia đình ông còn lời được 30 triệu đồng/ha.

Giá bán cao hơn thị trường và lời nhiều hơn không chỉ do năng suất tăng thêm mà còn do hạt lúa mẩy, chắc, ít hạt lép… Những điều trước đây không phải nông dân nào cũng có thể làm được. Tất nhiên, việc sản xuất theo Global GAP phải tuân thủ theo những quy trình nghiêm ngặt như sổ ghi chép ngày giờ cụ thể, có nơi đựng rác thải riêng, có nhà vệ sinh sạch sẽ… Những việc này lúc đầu cũng hơi lúng túng, khó chịu nhưng quyết làm thì cũng quen dần như lời ông Hiệp nói.

Điều khiến ông Hiệp yên tâm nhất là sâu bệnh. Trước đây, gia đình ông phải thay nhau thăm đồng, khi thấy có vấn đề gì thì chạy ra đại lý thuốc nói triệu chứng của lúa để cửa hàng tư vấn và mua thuốc về phun xịt. Khi tham gia chương trình này, cán bộ kỹ thuật có mặt gần như hàng ngày nên khi có triệu chứng của sâu bệnh, liền được khuyến cáo sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng thời điểm nên cảm thấy yên tâm. Ông Hiệp cho biết, mảnh ruộng kế bên không tham gia chương trình, nhưng học theo cách làm của ông nên năng suất lúa cũng cao hơn vụ đông xuân trước, chỉ có giá bán không bằng.

Sản phẩm khi thu hoạch, ITA Rice bao tiêu với giá cao hơn giá thị trường từ 10-15%. Đây là mô hình đầu tiên ở tỉnh Long An, và sẽ được nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới.

“Vụ rồi trừ chi phí xong, tui còn lời một cây vàng!Khoái quá trời đi! Nó cũng khó thiệt, nhưng mình học từ từ làm cũng được. Vụ này, nông dân tụi tôi cám ơn cô Yến lắm”-ông Hiệp hể hả kể.

Một dự án dồn hết tâm lực

Năm 2007, ITA Rice đã đầu tư dự án trên 12.000ha đất trồng lúa theo quy trình GAP của Mỹ và châu Âu tại các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng (Long An), ngoài ra còn có các nhà máy chế biến theo tiêu chuẩn HACCP, đạt công suất xay xát và đóng gói 50.000 tấn/năm, hệ thống cảng có khả năng tiếp nhận tầu đến 1.000 tấn; các khu nhà ở chuyên gia - căn hộ với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và văn hóa, xã hội (trạm y tế, cơ sở thương nghiệp, trường học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở, khu vui chơi) và nhà máy nước công suất 10.000-20.000 m3/ngày-đêm, dự án có tổng vốn đầu tư trên 4.400 tỷ đồng

GS. TS Võ Vuân Tòng bên cánh đồng lúa bát ngát Global GAP
 
Ông Thái Văn Mến, Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Tạo cho biết Tổng vốn đầu tư toàn dự án lên tới hơn 4.414 tỷ đồng. Trong đó gần 1.668 tỷ đồng cho dự án 12.000 ha sản xuất lúa thơm; hơn 692 tỷ đồng cho xây dựng cảng, các nhà máy xay xát chế biến và hệ thống kho; hơn 1.938 tỷ đồng xây dựng khu đô thị, nhà ở và các công trình công cộng phục vụ chuyên gia, công nhân viên. Tất cả được phân kỳ đầu tư trong thời hạn 5 năm.

Với hơn 10.000ha sản xuất lúa thơm xuất khẩu, 200ha cụm dân cư cao cấp và 120ha cụm cảng – nhà máy, đây là dự án đầu tiên của Việt Nam có quy mô lớn nhất, áp dụng quy trình công nghệ hoàn chỉnh từ sản xuất – bảo quản – chế biến – xây dựng thương hiệu gạo ITA Rice phân phối đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng gạo cao cấp, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.

Nhưng ý tưởng này lại xuất phát từ một người, mà cho tới tận bây giờ, chưa bao giờ hoạt động trong ngành nông nghiệp. Bà nổi tiếng vì sự giàu có, thành công trong lĩnh vực kêu gọi đầu tư nước ngoài và “nổi tiếng” cả về sự bộc trực đến mức thẳng ruột ngựa của mình.

Ngay tại những nơi, những lúc mà một doanh nhân, đặc biệt lại là nữ doanh nhân hết sức lưu ý giữ gìn hình ảnh của mình thì bà cương quyết sống thực với tính cách, dù cho nó gai góc, có thể gây mất lòng nhiều người và nhất là khiến bà “mất điểm” bà trước công chúng.

Đó là bà Đặng Thị Hoàng Yến, chủ tịch tập đoàn Tân Tạo.

GS.TS Võ Tòng Xuân nói, cách đây 4 năm, ông đã được bà Yến thuyết phục để về Đại học Tân Tạo chủ trì chương trình này. Bà Yến không khéo ăn nói, chỉ dùng lợi ích của nông dân trong lâu dài ra để thuyết phục ông.

Cuối cùng, ông đồng ý. Giờ, ông nói rằng,  đây là dự án mà ông tâm huyết nhất vì nó đem lại lợi ích thiết thực cho cả người nông dân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần cho việc khẳng định thương hiệu lúa gạo của Việt Nam.
 
GS.TS Võ Tòng Xuân nói, đây là dự án mà ông tâm huyết nhất vì nó đem lại lợi ích thiết thực cho cả người nông dân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần cho việc khẳng định thương hiệu lúa gạo của Việt Nam.


Theo SGGP/GAO

Các tin cũ hơn