VinaPhone xâm phạm bí mật đời tư?

Thứ bảy, 26/05/2012, 14:29
Cùng luật sư, luật gia tìm hiểu bản chất pháp lý dịch vụ tin nhắn gián điệp của VinaPhone.

>> Dịch vụ 'gián điệp' của Vinaphone
>> “Triệu phú SMS”: Vinaphone sớm chỉnh sửa nội dung tin nhắn, tránh gây hiểm lầm


Ngay sau khi đăng tải loạt bài về dịch vụ tin nhắn gián điệp, luật sư Trần Đình Triển (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, VinaPhone "đã xâm phạm bí mật đời tư".
 
Luật sư nổi tiếng vụ hiệu trưởng mua dâm ở Hà Giang cho biết, tất cả các giao dịch trên điện thoại gồm cả tin nhắn được coi là bí mật đời tư của một cá nhân. Nếu họ không đồng ý cung cấp, công khai những thông tin này thì không ai có quyền tiết lộ. Đối với việc một số nhà mạng đưa ra dịch vụ có thể xâm hại đến bí mật đời tư, tôi cho rằng họ cần phải hiểu đúng, đầy đủ hơn về quyền của con người.
 
Luật sư Trần Đình Triển - Đoàn luật sư TP.Hà Nội
 
"Lâu nay, chúng ta vẫn thường hiểu một cách đơn giản là trong một gia đình, điện thoại cá nhân của chồng hay vợ thường được người ta coi như là của chung và có quyền kiểm tra, kiểm soát, điều này là không đúng và xét về pháp luật là đã xâm phạm vào bí mật đời tư và gây ra nhiều hậu quả khác nhau.
"Đối với nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến bí mật đời tư thì cần phải thận trọng để không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, vi phạm pháp luật", luật sư Triển nói.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM mạnh mẽ hơn khi nói rằng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với VinaPhone.
"Tin nhắn là một dạng thông tin điện tử thuộc bí mật đời tư đã được pháp luật bảo hộ. Khi được coi là bí mật của một người thì không ai được thu thập, quảng bá, phổ biến cho người khác biết, trừ khi có sự đồng ý của người đó hoặc có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định pháp luật, khi một người bị xâm phạm về bí mật đời tư thì có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Người phải chịu trách nhiệm là đơn vị đã cung cấp dịch vụ tạo ra kẽ hở, hoặc người đã trực tiếp có các thao tác để lấy thông tin về bí mật đời tư.
Theo pháp luật, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự".
Luật sư Phạm Văn Phất (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, "tin nhắn trong điện thoại được coi là một dạng thư tín cá nhân và được pháp luật bảo vệ, không ai được phép xâm phạm".
"Đối với dịch vụ copy tin nhắn của Vinaphone, mục đích như nhà mạng đưa ra tôi cho rằng là hợp lý nhưng cái cách họ cho phép khách hàng chỉ cần dùng tin nhắn để đăng ký dịch vụ đã tạo ra điều kiện, kẽ hở để xuất hiện các hành vi xâm phạm đời tư, xâm phạm bí mật thư tín. Do vậy, dưới góc độ là một khách hàng tôi có thể nhìn nhận, nhà cung cấp dịch vụ đã không đảm bảo được quyền lợi cho khách hàng, có thể làm lộ bí mật đời tư của khách hàng thì có thể lựa chọn cho mình một đơn vị cung cấp khác an toàn hơn".
 
Theo Thanh Niên
 

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích