>> SQC: Lãi lớn nhờ Xỉ Titan
>> Bình Thuận: Gần 100 tấn titan tang vật "bốc hơi"
>> Doanh nghiệp khoáng sản nếm vị đắng
>> Ồ ạt xuất lậu khoáng sản
Tại hội nghị thường niên năm 2012 của Hiệp hội Titan Việt Nam, diễn ra từ 2-4.8 ở Hội An (Quảng Nam), tiến sĩ Nguyễn Đức Quý, Chủ tịch Hội Tuyển khoáng Việt Nam, cho hay: “Phần lớn các mỏ quặng giàu titan ven biển đã bị khai thác cạn kiệt để xuất khẩu và xuất khẩu nguyên liệu thô giá trị thấp qua đường tiểu ngạch là phổ biến”.
SQC, một trong những nhà máy chế biến Titan sâu hiếm hoi với công nghệ hiện đại
bậc nhất Việt Nam đã và đang đem lại lợi nhuận lớn.
Trong lúc đó, theo Ban lãnh đạo Hiệp hội Titan, những năm qua, hoạt động khai thác titan phát triển quá nóng, dẫn đến nhiều tồn tại: luật pháp không được chấp hành nghiêm, việc buôn lậu, gian lận thương mại trong xuất khẩu diễn biến phức tạp, tài nguyên bị thất thoát, môi trường tự nhiên ven biển suy thoái trầm trọng...
Phó chủ tịch Hiệp hội Titan Việt Nam, ông Nguyễn Thượng Đắt đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty Đất Quảng - Chu Lai, cho rằng mạnh dạn đầu tư vào công nghệ tiên tiến, mang tính đột phá để chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm giá trị cao như rutile, zircron, monazite (cung ứng cho các ngành sản xuất gạch men, sơn...) là con đường duy nhất để vươn ra tiếp cận thị trường thế giới và cũng là để bảo vệ môi trường.
Ông Lê Văn Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Titan Việt Nam, cũng cho rằng “bảo vệ môi trường và đầu tư sâu” chính là con đường sống còn của ngành titan nói riêng, của nền kinh tế nói chung.
Theo Thanh Niên