|
|
|
|
|
Các phòng giao dịch của ACB tại Hà Nội sáng nay vẫn mở cửa, hoạt động bình thường.. . |
|
|
|
Trụ sở và các chi nhánh khá đông khách giao dịch. |
|
Khách tới đây phần lớn để rút tiền. |
|
Tiền mặt để chật lối đi tại ACB chi nhánh Hà Nội. |
|
Trong khi đó, xe chở tiền vẫn tiếp tục đi vào. |
|
|
|
Ngoài tiền mặt, nhiều khách hàng tới rút vàng. |
Các ngân hàng khác cũng vất vả
Không có hiện tượng rút tiền hàng loạt, nhưng tại một số ngân hàng được “đồn thổi” có dính dáng đến bầu Kiên, nhiều công bố nội bộ được phát đi nhằm ổn định tình hình kinh doanh, vốn không mấy suôn sẻ trong các ngân hàng hiện nay. Tại một số ngân hàng được cho là có phần vốn của ông Nguyễn Đức Kiên như DaiAbank, KienLongbank, Eximbank…, một số nơi cũng có thư gửi nội bộ, trong đó hầu hết đều khẳng định việc ông Kiên bị bắt không liên quan, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng mà chỉ liên quan đến cá nhân của ông Kiên. Khi được hỏi, đại diện các ngân đều cho biết, bầu Kiên không còn ảnh hưởng gì, hoặc chỉ là một cổ đông nhỏ… Tại ACB, ông Kiên tham gia sáng lập ngân hàng này vào năm 1994, từ 1994 - 2008 đảm nhiệm cương vị Phó chủ tịch Hội đồng quản trị. Theo thông tin của giới ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành viên gia đình nắm giữ hơn 9% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông được cho là sở hữu 3,75% cổ phần. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng Giám đốc ACB, người phát ngôn chính thức của ngân hàng này, ngày 21/8 đã khẳng định: “Đến nay, ông Kiên không còn liên quan gì tới ACB. Từ năm 2010, ông đã dần rút vốn khỏi ACB”. Trong khi đó, lãnh đạo của Eximbank cho biết, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của cổ đông Bầu Kiên chỉ khoảng 1% và không có chức vụ nào tại ngân hàng này. Một ngân hàng nhỏ hơn, được cho là có vốn chi phối của bầu Kiên cũng khẳng định “vốn góp của ông Kiên ở đây rất ít, cũng chỉ là một cổ đông bình thường, không lớn để ảnh hưởng đến ngân hàng”. |