Đồng hành cùng ACB ngay từ ngày đầu mới thành lập vào năm 1993, ông Trần Mộng Hùng đã gắn bó quãng thời gian gần 20 năm tại ngân hàng này. Trong đó, có đến 15 năm ông Hùng đảm đương vị trí Chủ tịch HĐQT từ năm 1994 đến 2008 trước khi “chuyển ngôi” cho ông Trần Xuân Giá.
Trần Mộng Hùng |
Vào năm 2007, ACB bắt đầu thành lập Hội đồng sáng lập (HĐSL) ngân hàng, người đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐSL không ai khác chính là ông Trần Mộng Hùng. Đến năm 2008, ông đảm nhận thêm chức danh Thành viên Ủy ban Nhân sự của ngân hàng. Sau khi giải thể HĐSL vào khoảng giữa năm 2012, ông Hùng chỉ còn giữ chức Thành viên Ủy ban Nhân sự cho đến thời điểm này.
Về hoạt động kinh doanh, những năm trước 2008 (2003 đến 2007) – là thời điểm ông Hùng từ nhiệm vị trí Chủ tịch, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ACB luôn đạt tỷ lệ trên 40%, đặc biệt, lãi ròng năm 2007 cao gấp 3.5 lần so với năm trước. Đến năm 2008, mặc dù vốn điều lệ của ACB tăng gấp hơn hai lần nhưng mức tăng lợi nhuận giảm xuống 25% so với năm trước.
3 năm sau đó (2008 đến 2010), lợi nhuận của ACB không những gần như đi ngang, hay thậm chí còn giảm nhẹ trong năm 2009. Bước qua năm 2011, tăng trưởng lợi nhuận của ACB đạt 48%, riêng hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối chịu lỗ 161 tỷ đồng.
Và đến 9 tháng đầu năm 2012, mảng kinh doanh này ghi nhận mức lỗ đến 1,144 tỷ đồng, kéo lợi nhuận của ACB xuống chỉ còn tầm 1,000 tỷ đồng.
Kết quả hoạt động của ACB qua các năm |
Cũng trong năm 2012, hàng loạt biến cố lớn cũng đến với ngân hàng ACB kể từ tháng 8/2012, nhiều nhân vật chủ chốt cùng vướng vào vòng lý, từ Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Nguyễn Đức Kiên (hay còn gọi là bầu Kiên) bị bắt, Nguyên Thành viên HĐSL ACB Phạm Trung Cang, Nguyên Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá, Nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang, Nguyên Tổng giám đốc Lý Xuân Hải bị khởi tố.
Được biết, cơ quan điều tra khởi tố sáu bị can này về hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng do liên quan đến vụ án Huỳnh Thị Huyền Như như: lừa đảo, chiếm đoạt gần 4,000 tỷ đồng, trong đó, ACB bị thiệt hại hơn 700 tỷ đồng. Cụ thể, từ cuối tháng 6-9/2011, ACB đã ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỷ đồng vào Vietinbank để hưởng chênh lệch lãi suất. Toàn bộ số tiền gửi này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
ĐHĐCĐ bất thường của ACB sáng hôm nay (26/12) nhằm mục đích bầu bổ sung, thay thế cho những nhân vật chóp bu ở trên, bao gồm: ông Trần Mộng Hùng, ông Nguyễn Thành Long (Nguyên Chủ tịch Eximbank), ông Đàm Văn Tuấn (Phó Tổng giám đốc ACB) và ông Trần Trọng Kiên (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Du lịch Thiên Minh).
Ông Trần Mộng Hùng
Giới tính: Nam Năm sinh: 1953 Nơi sinh: Tiền Giang Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc : Kinh Quê quán: Tiền Giang Trình độ văn hóa: Đại học Trình độ chuyên môn: Đại học Kinh tế TP.HCM - Ngành Ngân hàng Quá trình công tác:
Chức vụ công tác hiện nay: Thành viên UBNS Ngân hàng Á Châu Số cổ phần ACB nắm giữ (tính đến 05/02/2010)
|
Cơ cấu cổ đông ACB tính đến 31/12/2011 |
Theo Infonet/VietStock