Tiết kiệm khu vực đang đè nặng EU

Thứ tư, 30/11/2011, 07:58
SaigonNews - Liên minh tiền tệ đang có nguy cơ bị phá vỡ bởi cuộc khủng hoảng nợ.


Tại Brussels ngày hôm qua, các vị Bộ trưởng tài chính Eurozone đã gặp mặt và hội đám tìm hướng giải quyết khi liên minh tiền tệ đang có nguy cơ bị phá vỡ bởi cuộc khủng hoảng nợ.

Hoa Kỳ, IMF và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều lên tiếng cảnh báo khẩn cấp trong cuộc họp là các quốc gia cần phải có hành động tích cực, đó là điều cần thiết để ngăn chặn sự leo thang của suy thoái toàn cầu.

Liên minh sụp đổ rõ ràng là vấn đề nghiêm trọng được chú ý nhất hiện nay và có những dấu hiệu cho thấy niềm tin đang sụt giảm bắt nguồn từ việc cho vay của các ngân hàng so với bảng cân đối nợ quốc gia.

Theo các vị Bộ trưởng thì họ có thể tăng gói cứu trợ 440 tỷ euro (586 tỷ USD) đã giúp Ireland và Bồ Đào Nha nhưng đó vẫn là con số quá nhỏ để giúp đỡ Ý và Tây Ban Nha, nền kinh tế đứng thứ 3 và thứ 4 khu vực.

Các đối tác khu vực châu Âu cũng dự kiến ​​sẽ cung cấp hàng tỷ euro trong các khoản vay dài hạn dành cho Hy Lạp sau khi Athens chậm gửi văn bản cam kết thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt theo yêu cầu của bên cho vay nước ngoài.

Thủ tướng Ý, ông Mario Monti đang nắm giữ danh mục đầu tư tài chính, sẽ tham gia các cuộc đàm phán để phác thảo chương trình cắt giảm chi tiêu triệt để, tăng thuế và cải cách nhằm giữ nguyên con số nợ của quốc gia trước cơn thịnh nộ của thị trường.

Sau những tin đồn Đức với Pháp nói chuyện về việc loại bỏ những quốc gia đồng tiền yếu trong hiệp ước mới và kế hoạch dự phòng cứu trợ Italy đã bị IMF bác bỏ, các Bộ trưởng còn có rất nhiều vấn đề tranh cãi trong cuộc họp.

Pháp muốn ECB hành động như một người cho vay cuối cùng giống như dự trữ liên bang Mỹ, nhưng Đức lo ngại rằng việc in tiền sẽ làm tăng lạm phát và trong bất kỳ trường hợp nào thì chắc chắn rằng dòng  tiền đầu tiên “chữa cháy” phụ thuộc vào việc xử lý kỷ luật ngân sách và cải cách nền kinh tế của chính các quốc gia.

Với Ý gần hai nghìn tỷ euro nợ công là con số khổng lồ có thể làm mọi người hoảng sợ. Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radek Sikorski nói thêm, sự sụp đổ của  khu vực đồng tiền chung rất có thể sẽ kích hoạt một cuộc khủng hoảng "ngày tận thế".

 


 

OECD dự báo


Sau hội nghị thượng đỉnh EU, vào ngày 8-9 tháng 12, Chủ tịch Herman Van Rompuy vẫn sẽ duy trì đàm phán với Nhà Trắng nhằm tìm mọi cách phục hồi tăng trưởng cho khu vực này.

Một báo cáo tăng trưởng của OECD nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng đã kéo dài hai năm và đang ở giai đoạn khó khăn nhất, có thể thấy ngay cả chi phí đi vay của Đức cũng gia tăng.

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble thì cho rằng "không một quốc gia châu Âu nào có thể giữ được đánh giá AAA" nếu ECB trở thành người cho vay cuối cùng hoặc eurobonds được phát hành.

 

Thanh Nga (TH)

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn