Trung Quốc rút ra khỏi quan hệ đối tác viện trợ

Thứ tư, 30/11/2011, 15:58
SaigonNews - Trung Quốc gây thất vọng với tuyên bố chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ đối tác phát triển toàn cầu, trong khi các quốc gia khác đang cố gắng để tiến đến một mặt trận viện trợ chung.

Ông Talaat Abdel-Malek, đồng chủ tịch của Ban công tác OECD về hiệu quả viện trợ


Trung Quốc đã làm mất mặt các đất nước ngang tầm trong việc nổ lực thiết lập một mối quan hệ đối tác và viện trợ hiệu quả trên toàn thế giới khi tuyên bố là mình chưa sẵn sàng.

Hội nghị thượng đỉnh viện trợ khai mạc từ hôm qua tại Hàn Quốc với sự tham dự của 2.500 đại biểu, bao gồm cả Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, và Bộ trưởng Phát triển quốc tế của Anh Andrew Mitchell. Đây là diễn đàn cấp cao thứ tư về hiệu quả viện trợ, yêu cầu thiết lập các nguyên tắc chung trong việc cho và nhận sự giúp đỡ từ các nước.

Trung Quốc đã tham gia nhiều cuộc đàm phán khá lâu trước khi hội nghị diễn ra, đại điện các thành viên OECD đã “vô tư”  hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ đăng ký một thỏa thuận Busan. Nhưng sự thật thì không như vậy.

Brazil và Ấn Độ cũng đã quyết định sẽ đứng ngoài khuôn khổ Paris-Accra-Busan, thông báo này lại giáng thêm một đòn “đau” cho sự nổ lực giúp đỡ quốc tế.

Có suy đoán rằng những thay đổi gần đây về nhân sự ở Trung Quốc đã để lại một khoảng trống chính sách viện trợ và chính sách phát triển. Theo một số chuyên gia thì Trung Quốc đang cảnh giác đến Ủy ban hợp tác toàn cầu khi họ không chắc chắn về những gì được đăng ký.

Trung Quốc cung cấp khoảng 40 tỷ USD viện trợ trong sáu thập kỷ qua, phần lớn là các nước châu Phi nơi mà Bắc Kinh quan tâm đến sự phát triển về dầu mỏ, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

Ngân hàng Phát triển Châu Phi cho rằng mối quan tâm của Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đang làm mờ ranh giới giữa viện trợ và đầu tư thương mại, phá hoại sự đồng thuận rằng viện trợ nên được dành riêng cho xóa đói giảm nghèo.

Sau hội nghị thượng đỉnh trước đây tại Paris và Accra, Hội nghị Busan đặt ra nhiều nguyên tắc rộng rãi về hiệu quả viện trợ như: quyền sở hữu các chương trình của những nước tiếp nhận, minh bạch, khả năng dự báo và trách nhiệm lẫn nhau. Busan đã cố gắng xây dựng trên những nguyên tắc và đưa các thành viên mới vào một khuôn khổ chung.

Sự nổ lực giữa các nhà tài trợ là không đồng đều, tuy nhiên vẫn hoan nghênh tiến bộ về tính minh bạch ở Busan. Một Giám đốc chiến lược vận động đã phát biểu: "Minh bạch từ tất cả các nhà tài trợ chương trình sẽ tương đương tăng thêm 3 tỷ đô – con số này đủ để tiêm chủng cho 350 triệu trẻ em chống lại những căn bệnh chết người như viêm phổi và viêm màng não.”

 

Thanh Nga (TH)

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn