Theo Bộ, chênh lệch giữa giá cơ sở bình quân 30 ngày từ 27/1 đến 25/2 với giá bán hiện nay, doanh nghiệp (DN) đang lỗ 2.319 đồng/lít đối với xăng A92, dầu DO lỗ 1.133 đồng/lít và dầu hỏa lỗ 1.462 đồng/lít…
Khi trao đổi về cách tính giá của Bộ thì đại diện một DN xăng dầu nói: “Bộ tính chắc là đúng!”. |
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng trong công văn điều hành, Bộ đã không nêu cụ thể các mức chi phí để tính ra mức lỗ của các DN.
“Không phải đến bây giờ chúng ta mới đặt vấn đề công khai minh bạch trong ngành xăng dầu. Bộ nói DN lỗ nhưng lỗ như thế nào? Khi công bố giá xăng trong nước đang đắt hay rẻ hơn thì cần phải công bố luôn toàn bộ cơ cấu chi phí, kèm theo từng số liệu cụ thể đã được kiểm toán. Như vậy mới là hợp lý và tạo sự đồng thuận nơi người dân. Chứ bây giờ Bộ cứ nói giá xăng đang rẻ mà không chứng minh cụ thể thì dân biết đâu mà lần?” - chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định.
Cũng trong ngày 27/2, khi trao đổi về cách tính giá của Bộ thì đại diện một DN xăng dầu nói: “Bộ tính chắc là đúng!”. Vị này cũng không tiết lộ con số cụ thể giá xăng dầu thế giới bình quân 30 ngày mà các DN đã nhập.
Trước đó, ông Phong từng đưa ra quan điểm cá nhân rằng dường như các DN xăng dầu luôn ngại đưa ra các con số chi phí cụ thể về giá xăng để tránh những bình luận. Việc DN “ngại” thì còn có thể lý giải được. Nhưng về phía Bộ, tại sao lại tránh đưa ra các chi phí cụ thể để người dân hiểu và đồng thuận hơn?
Phương án giữ giá xăng trong thời điểm này là hợp lý, là điều đáng được ghi nhận của cơ quan quản lý giá. Tuy nhiên, công khai minh bạch từng con số là việc trong tầm tay thì tại sao lại không làm?
Theo PLTP