Tổng thống Barack Obama, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy (trái)
và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso
Sau khi gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso, Tổng thống Obama cho biết ông muốn thấy kết thúc của cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro. Mỹ có thể sẽ cho phép Washington giúp Liên minh châu Âu bằng gói viện trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mà Hoa Kỳ là cổ đông lớn nhất. "Tôi thông báo cho họ rằng Hoa Kỳ đã sẵn sàng hỗ trợ một phần để giúp EU giải quyết nợ công – vấn đề có tầm ảnh hưởng rất lớn lên đất nước của chúng tôi," ông Obama đã nói với các phóng viên.
Nhưng William Kennard, phái viên Mỹ tại Brussels lại nói rằng, không có cuộc thảo luận nào của Hoa Kỳ về nghĩa vụ tài chính để giúp khu vực này hoặc làm tăng các khoản thanh toán cho IMF.
Thay vào đó, chính quyền Obama đã đưa ra lời khuyên với châu Âu về cách tự giải quyết những vấn đề bất cập của kinh tế cũng như chính trị mà Hoa Kỳ đã rút ra từ kinh nghiệm của mình trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008.
“Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - EU sắp tới sẽ đẩy mạnh các cuộc trao đổi để tình ra hướng thực thi khả quan nhất”, ông Kennard cho biết, nhưng ông cũng từ chối thảo luận chi tiết cụ thể.
"Cuối cùng, chúng tôi tin rằng đây là một vấn đề mà châu Âu phải dùng năng lực và nguồn lực tự có để giải quyết nó”.
Đại sứ EU Hoa Kỳ Joao Vale de Almeida cho biết hội nghị thượng đỉnh Mỹ - EU vào ngày 9 tháng 12 sẽ là một "cột mốc quan trọng", các cam kết về châu Âu sẽ được xác định.
Các nhà lãnh đạo EU dự kiến sẽ đồng ý các chính sách công đoàn tài chính, được coi là quan trọng cho một giải pháp dài hạn nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết IMF đang có nguồn lực rất mạnh và có đủ khả năng trong việc giúp đỡ châu Âu, nhưng ông cũng nhấn mạnh quan điểm của Mỹ rằng châu Âu nên tự xử lý các vấn đề riêng của mình. " Vấn đề là của châu Âu và châu Âu cần phải hành động nhanh chóng”.
Tổng thống Obama đã liên lạc thường xuyên với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và các nhà lãnh đạo châu Âu khác về món nợ đã chất chồng ở Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha, làm tổn thất không nhỏ đến thị trường chứng khoán cũng như thị trường xuất khẩu cũng như ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng hàng năm của Mỹ.
Thanh Nga (TH)