Theo chuyên gia kinh tế, với tỷ lệ 30% tín dụng đen so với tín dụng chính thức, quy mô tín dụng đen ở Việt Nam rơi vào con số khoảng 50 tỷ USD, là một con số quá lớn.
Tại Hội thảo “Cải cách thị trường tài chính trong chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế”, các chuyên gia kinh tế đã phân tích, mổ xẻ nhiều vấn đề của thị trường tài chính như nợ xấu, tình trạng sở hữu chéo, tín dụng đen…
Phần lớn nợ xấu của chính chủ ngân hàng
TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGS) thừa nhận: “Thực trạng về thị phần của 4 ngân hàng thương mại lớn đã chiếm trên 50% toàn hệ thống ngân hàng khiến việc chọn giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trở nên khó khăn.
Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc lựa chọn giải pháp để cấu trúc lại thị trường.
Tại Hội thảo “Cải cách thị trường tài chính trong chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế”, các chuyên gia kinh tế đã phân tích, mổ xẻ nhiều vấn đề của thị trường tài chính như nợ xấu, tình trạng sở hữu chéo, tín dụng đen…
Phần lớn nợ xấu của chính chủ ngân hàng
TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGS) thừa nhận: “Thực trạng về thị phần của 4 ngân hàng thương mại lớn đã chiếm trên 50% toàn hệ thống ngân hàng khiến việc chọn giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trở nên khó khăn.
Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc lựa chọn giải pháp để cấu trúc lại thị trường.
Nếu cho ra đời một ngân hàng thương mại quy mô lớn, tầm cỡ khu vực sẽ làm gia tăng tình trạng thị phần của một nhóm ngân hàng sẽ quá lớn, theo đó sẽ làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn hệ thống”.
Ông Ngoạn cũng tỏ ra lo ngại với tình trạng sở hữu chéo.
Theo ông Ngoạn, đầu tư chéo với sự liên thông của cả 3 khu vực: ngân hàng, chứng khoán, doanh nghiệp đã làm méo mó và lệch lạc các dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế và không ít các dòng chảy đó nằm ngoài sự kiểm soát của các cơ quan quản lý.
“Mặt khác, các hạn chế về minh bạch thông tin và chuẩn mực kế toán vô hình chung đã tạo điều kiện để sở hữu chéo, đầu tư chéo phát huy các mặt tiêu cực của nó”, ông Ngoạn bình luận.
Về vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cũng cho rằng sở hữu chéo của Việt Nam có tính lũng đoạn.
“Phần lớn nợ xấu của các ngân hàng là nợ xấu của chính các chủ ngân hàng. Chỉ họ mới có đủ quyền lực biến thành nợ trung dài hạn nhưng chúng sẽ là nợ xấu trong tương lai”, ông Nghĩa nhận định.
Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng chương trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng vừa hiệu quả thấp, làm nửa chừng, không triệt để, dẫn tới còn rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức tín dụng thật ra đã chết rồi, nhưng xử lý nội bộ, không mang tính công khai và đây là nhược điểm lớn.
Không chỉ vậy, việc xử lý “đống” nợ xấu khổng lồ của nền kinh tế hiện nay chỉ bằng thông qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là chưa triệt để và thiếu quyết đoán. Việc muốn xử lý nợ xấu mà không muốn trả giá nào là hơi vô lý.
30% là tín dụng đen
Hiện Việt Nam chưa có một thống kê chính thức về các khoản vay ở lĩnh vực này nhưng theo ước tính cho vay ngoài hệ thống hay còn gọi là “tín dụng đen” hiện đang bằng khoảng 30% tổng tín dụng thực do hệ thống ngân hàng cung cấp.
Đánh giá về hệ lụy của tín dụng đen, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý chính sách kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, phần huy động này có những tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội.
Tác động dễ thấy nhất là việc khiến các cơ quan điều hành không kiểm soát được nguồn cung tiền, cung tín dụng một cách đầy đủ.
“Nói như thế không có nghĩa là nó không có những ảnh hưởng nhất định, chẳng hạn như việc không kiểm soát được dòng tiền, cung tín dụng một cách đẩy đủ.
Đó là còn chưa kể nếu tín dụng đen bị vỡ, câu chuyện sẽ không dừng lại ở mức độ tổn thất về mặt kinh tế mà đó còn là vấn đề của lòng tin”, ông Thành lưu ý.
Ý kiến về vấn đề này, Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, tỷ lệ hoạt động của tín dụng đen chiếm 30% thị trường chính thức là tương đối cao, nếu xét theo chuẩn quốc tế, chưa kể thị trường ngân hàng ngầm rất dễ gây bất ổn xã hội. Mặc dù, thị trường tín dụng đen thời nào cũng có, chứ không phải bây giờ mới xuất hiện.
“Thị trường ngân hàng ngầm rất dễ gây bất ổn xã hội. Khi niềm tin của người dân bị thách thức với thị trường chính thống thì họ sẽ chuyển sang thị trường đen và kích thích thị trường đen phát triển.
Vấn đề phải chấn chỉnh thị trường chính thống để tạo lập lại niềm tin cho người dân, chứ không thể giải quyết bằng biện pháp hành chính” – Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan, nhấn mạnh.
Cùng chung suy nghĩ và lo lắng về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, với tỷ lệ 30% tín dụng đen so với tín dụng chính thức này thì quy mô tín dụng đen ở Việt Nam rơi vào con số khoảng 50 tỷ USD, là một con số quá lớn.
Ông Thành đưa ra giải pháp: “Để hạn chế quy mô thị trường tín dụng đen, ngân hàng phải rút ngắn chi phí, tăng hiệu quả trong hoạt động cho vay và bộ phận giám sát rủi ro của ngân hàng phải hoạt động tích cực.
Điều này không đồng nghĩa với việc, ngân hàng nới lỏng điều kiện vay, ồ ạt cho vay để chạy đua với thị trường tín dụng phi chính thức, mà cần phải có quan tâm, phân tích đúng mức với các đối tượng khách hàng, làm sao chi phí quản trị giữ nguyên, tính an toàn của tín dụng cao mà tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn được đẩy mạnh”.