Nhận xét này được JLL Việt Nam đưa ra khi quan sát diễn biến thị trường và xu hướng đầu tư thời gian qua. Trong đó, Covid-19 được xem như “cơn bão hoàn hảo” để chuỗi cung ứng hướng tới Việt Nam ngày càng mạnh mẽ.
Trong bối cảnh lượng khách di chuyển hàng không tại Việt Nam chỉ còn 1-2% so với trước dịch Covid-19, các hãng đang tích cực bán vé bay không giới hạn số chuyến.
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, tái cơ cấu và nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế… là những vấn đề chuyên gia cho rằng Việt Nam cần thực hiện hậu dịch Covid-19.
Thủ tướng nêu tại cuộc họp sáng nay, việc đầu tiên là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, nhiệm vụ thứ hai rất quan trọng là bảo vệ lực lượng sản xuất, doanh nghiệp để kinh tế không bị đổ gãy.
Năng lực sản xuất khẩu trang vải của 50 doanh nghiệp có báo cáo với Bộ Công Thương lên đến 8 triệu chiếc/ngày, khoảng 200 triệu chiếc/tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.
Vào cuối tuần trước, các cuộc đối thoại đã suýt đổ vỡ khi mà Mexico phản đối. Tuy nhiên sau một tuần các nỗ lực ngoại giao được đưa ra, cuối cùng các bên đã đi đến được thỏa thuận.
Chủ tịch VCCI cho rằng trong thời kỳ phục hồi cũng cần tính đến việc "sống chung với dịch" bằng cách kinh doanh an toàn, hướng tới duy trì nền kinh tế, bảo đảm công ăn việc làm.
Thủ tướng cho phép xuất khẩu gạo theo phương án đề xuất của Bộ Công Thương, cụ thể: Tháng 4/2020, xuất khẩu 400 ngàn tấn gạo, đến ngày 25/4 tổng kết lại sau đó báo cáo Thủ tướng quyết định cho tháng 5.
Chính phủ Nhật Bản đã dành 2,2 tỉ USD trong gói kích thích kinh tế 992 tỉ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nước này rút khỏi Trung Quốc khi dịch Covid-19 phá vỡ chuỗi cung ứng giữa hai nước.
Việc giảm giá điện hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của Covid-19 là cần thiết, song Bộ Tài chính cũng đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán lại chi phí đầu vào, cân đối phương án tránh để thua lỗ.
TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV nhận định tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế - xã hội Việt Nam đã rõ nét hơn, nghiêm trọng hơn nhiều so với các dự báo ban đầu...Tuỳ theo diễn biến và khả năng dịch bệnh được kiểm soát, tăng trưởng GDP năm nay có thể từ 4,07% đến 5,6%.
Ngày 9/4, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã công bố gói biện pháp tài chính tiếp theo trị giá 2.300 tỷ USD nhằm hỗ trợ nền kinh tế đầu tàu thế giới vượt qua cuộc khủng hoảng do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
Bộ Công Thương khẳng định, kinh doanh online là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp, tập trung đông người, do đó cần tiếp tục được khuyến khích.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có văn bản kiến nghị gửi lên Bộ Công thương và Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ về việc hỗ trợ tiêu thụ xăng dầu trong nước và tạm ngừng nhập khẩu xăng dầu.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo, nếu hạn chế số lượng gạo xuất khẩu như Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng, sẽ khiến DN tiến thoái lưỡng nan, nhiều DN có thể bị thua lỗ.
Các nhà đầu tư đang cố gắng phân tích cú đánh kinh tế từ Covid-19 khi có rất ít dữ liệu đáng tin cậy về Trung Quốc, điều khiến những sự kiện như Vũ Hán mở cửa trở lại không mang nhiều ý nghĩa.