Câu chuyện thể thao: Đỉnh và đáy!

Thứ hai, 11/08/2014, 14:22
V-League khép lại với chức vô địch của B. Bình Dương ở phần đỉnh và suất tranh play-off dành cho HV An Giang ở phần đáy.

B. Bình Dương đăng quang - Ảnh: Zing

Có điểm gì chung giữa hai đội này? Đó là phần ngó ngang của tỉnh tác động không ít đến CLB, nhưng lại khác nhau ở cơ chế. B. Bình Dương được tỉnh trao cho Becamex quản lý và tỉnh cũng ưu ái cho Becamex làm kinh tế với phần khai thác quảng cáo ở quốc lộ 13 qua khu vực tỉnh Bình Dương để nuôi đội bóng. Trong khi đó với HV An Giang, tỉnh chi 20 tỷ đồng từ ngân sách, còn 20 tỷ đồng còn lại thì doanh nghiệp Hùng Vương góp sức.

Hai cách làm trên khẳng định đội bóng chưa thể tự nuôi sống mình, nhưng mạnh - yếu hoặc vượng - suy đều nhờ vào phần chi của tỉnh và của doanh nghiệp.

Nhìn vào đỉnh và đáy từ hai đội trên, bây giờ, hỏi có ai là cầu thủ trẻ trưởng thành từ các địa phương này thì B. Bình Dương chỉ có mình đội trưởng Anh Đức, còn An Giang đa phần là "lính đánh thuê". Đó cũng là mẫu số chung mà ở V-League, hầu hết các đội đều chăm ở phần nóc, còn phần nền tảng thì luôn đổ cho bài toán kinh phí cùng việc “nuôi trẻ” lâu và khó ăn hơn kiểu “mì ăn liền”.

B.Bình Dương từng nổi tiếng với tuyến trẻ giao HLV Đặng Trần Chỉnh, nhưng khi ông Chỉnh thất sủng ở đất Thủ, lứa cầu thủ đó cũng mai một dần do chính sách đội bóng thích “bắt” cầu thủ giỏi có sẵn ở các đội về qua kênh… thương lượng lượng cao, lót tay nhiều. Với HV An Giang, thì cầu thủ dạt ra ở các nơi lại tìm đến đội này ký tạm hợp đồng mùa để sống lay lắt qua từng mùa.

V-League khép lại với phần đỉnh và phần đáy khác nhau về giá trị tiền, nhưng bản chất của cách làm chuyên nghiệp thì giống nhau: Xài tiền làm ra từ những đầu khác, còn bóng đá chỉ là chi.

Theo Lao động

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích