>>Chiêm ngưỡng WAGs khiến Premier League “chao đảo”
>>Gái gọi “tấn công” Premier League
>>C.Ronaldo: “Premier League hấp dẫn hơn La Liga”
Theo các số liệu thống kê tài chính trong bóng đá từ hãng kiểm toán Deloitte, Premier League mùa 2010/11 lập liền ba kỷ lục đó là kỷ lục về doanh thu, kỷ lục về tỉ lệ trả lương cầu thủ/doanh thu, và kỷ lục tiền chuyển nhượng.
Tổng kết mùa giải năm ngoái, Ngoại hạng Anh đạt 2,28 tỉ bảng doanh thu, tăng trưởng 12%, và cũng là cao nhất trong số các giải bóng đá trên toàn thế giới. Nếu tính rộng hơn, tổng doanh thu của 92 đội bóng ở các giải đấu cao nhất Xứ sương mù đạt 2,9 tỉ bảng tăng trưởng 9%.
Premier League đạt 3 kỷ lục về tài chính. Ảnh: Goal |
Doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận của các đội bóng nước Anh lại giảm 19% xuống còn 68 triệu bảng và khoản thua lỗ trước thuế cũng tỏ ra đáng kinh ngạc ở mức 380 triệu bảng.
“Doanh thu của những CLB hàng đầu nước Anh là rất ấn tượng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mùa 2010/11, các đội bóng Premier League đã tăng trưởng 12% doanh thu, 13% doanh thu từ truyền hình.
Năm đầu tiên của hợp đồng bản quyền truyền hình 3 năm, họ đã đạt 1,18 tỉ bảng”, ông Dan Jones, một đối tác của hãng Deloitte cho hay. “Bước tăng trưởng trên chủ yếu nhờ hợp đồng bản quyền truyền hình với các đối tác nước ngoài. Điều đó tiếp tục chứng tỏ rằng, giải Ngoại hạng Anh đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới”.
Tuy nhiên, bên cạnh những con số tích cực, một thống kê khác cũng cho thấy rằng các CLB của Premier League dành quá nhiều tiền để trả lương cầu thủ. Mùa năm ngoái, họ đã chi vượt hơn 200 triệu bảng (14%) để nâng tổng lương lên thành 1,6 tỉ bảng. Xét tỉ lệ lương/doanh thu, Ngoại hạng Anh đạt tỉ lệ tới 70%, kỷ lục thế giới.
Chuyên viên tư vấn của hãng Deloitte, ông Adam Bull nhận định đầy lo lắng: “Doanh thu có tăng, nhưng lợi nhuận lại giảm đến 19% xuống còn 68 triệu bảng, và thua lỗ trước thuế tới 380 triệu bảng.
"Tổng chi chuyển nhượng ở Premier League tăng thêm 210 triệu bảng (38%) và thiết lập kỷ lục 769 triệu bảng. Đây chính là thách thức lớn cho những CLB nước Anh khi Luật Tài chính công bằng được áp dụng bắt đầu từ mùa 2011/12. Họ cần phải tính toán để có những bước phát triển bền vững hơn”.
Về nợ của các CLB, có đến 62% (1,5 tỉ bảng) trong số 2,4 tỉ bảng là “hình thức vay ưu đãi 0% lãi suất”. 90% trong số này là thuộc về 3 đội bóng Chelsea (819 triệu bảng), Newcastle United (277 triệu bảng) và Fulham (200 triệu bảng).
Theo Datviet