Bóng hồng Ả Rập và giấc mơ Olympic

Thứ sáu, 06/07/2012, 16:21
Các phụ nữ Ả Rập luôn có một niềm tin rằng những định kiến về tôn giáo sẽ được xóa bỏ để họ thực hiến hóa giấc mơ Olympic của mình.

>>Toàn cảnh công trình của Olympic London nhìn từ trên cao 
>>
Nữ vận động viên duy nhất của Arập Xêút tại Olympic 2012 
>>
Hai nữ VĐV Olympic khỏa thân nóng bỏng

Ả Rập Saudi cùng Brunei, Qatar là ba nước hiếm hoi chưa bao giờ có VĐV nữ tham gia Olympic. Phụ nữ Hồi giáo vẫn phải chịu định kiến, không được hưởng quyền tự do chơi thể thao ở nơi công cộng, lái xe hoặc đi du lịch. Những nhà truyền đạo cho rằng trang phục thể thao quá hở hang, thậm chí là không phù hợp với đạo đức của Hồi giáo nên phụ nữ vẫn phải ở nhà và che kín mặt.

Nhưng những “bóng hồng” Ả Rập vẫn vượt qua tất cả vì tình yêu thể thao. Thậm chí ở thành phố Jeddah, còn có CLB bóng rổ Jeddah United do nữ giới tổ chức để theo đuổi tình yêu với quả bóng cam. Đội trưởng Leena Al Maeena nói “Bốn năm trước, chúng tôi còn bị cấm nói về thể thao. Còn hôm nay, thậm chí có một vài công ty đồng ý tài trợ cho chúng tôi.”
 



Các phụ nữ Ả Rập buộc phải đeo khăn trùm mỗi khi chơi thể thao

Leena trưởng thành trong một gia đình thể thao. Người thầy dạy bóng rổ đầu tiên của Leena cũng chính là chú cô. Cô bắt đầu tập những cú “slam dunk” trong vườn nhà, với rổ chính là thùng rác và chưa bao giờ nghĩ mình sẽ là người sáng lập CLB bóng rổ đầu tiên ở Ả Rập Saudi.

Leena cho biết thái độ của người Ả Rập với các nữ VĐV đã thay đổi dù vẫn còn những ý kiến cấm cản. Phụ nữ Ả Rập cũng nhận thức nhiều hơn về lợi ích mà thể thao mang lại cho sức khỏe. Leena chia sẻ "Bóng rổ giúp phụ nữ Hồi giáo có thể sống một đời sống bình thường như mọi người".

Cô hy vọng những nỗ lực của mình và Jeddah United có thể thay đổi dần định kiến xã hội Hồi giáo dành cho phụ nữ, nhất là những phụ nữ chơi thể thao. Thể thao cũng mang lại cho những cô gái trẻ như Hadeer Sadagah những ước mơ mà các bà, các mẹ của cô chưa từng có: giấc mơ Olympic.


Giấc mơ Olympic của “bóng hồng” Ả Rập

Có lẽ dấu hiệu đột phá rõ rệt nhất là sự kiện Ả Rập Saudi, Brunei và Qatar đồng ý cử các nữ VĐV đến Olympic 2012. Điều này chỉ đến sau những nỗ lực kêu gọi lẫn răn đe của IOC và thế giới.

VĐV bắn súng Bahiya Al-Hamad cùng VĐV bơi lội Nada Arkaji và VĐV điền kinh Noor al-Malki sẽ là ba nữ VĐV đầu tiên trong lịch sử Olympic của Qatar. Trong đó, cô sinh viên 19 tuổi Bahiya Al-Hamad được kỳ vọng sẽ tạo lập một chiến tích lịch sử cho đất nước Qatar.

Bahiya chia sẻ “Olympic là giấc mơ lớn của mỗi vận động viên. Tôi háo hức từng ngày để đến London và sống trong bầu không khí náo nhiệt của Olympic. Đó sẽ những ngày đặc biệt nhất trong đời tôi.”
 



Bahiya Al-Hamad

Cả Bahiya, Noor, Nada đều đến London bằng tấm vé đặc cách. Ngay cả khi  đến London, họ cũng phải chịu những quy định khắt khe như phải được sự đồng ý của chồng hoặc cha, phải trùm khăn, mặc đồ dài, hạn chế bắt cặp với các nam VĐV. Nhưng quan trọng là họ và những nữ VĐV đến từ Ả Rập Saudi và Brunei đã bước qua những cấm cản vô lý của xã hội để hòa cùng ngày hội thể thao lớn nhất thế giới.

Cách đây một năm, theo báo cáo của Human Rights Watch còn cho biết ở Ả Rập Saudi, những phòng tập gym tư nhân dành cho phụ nữ bị đóng cửa, nữ sinh không được học môn thể dục, các CLB thể thao cấm cửa với nữ giới. Còn với Bahiya, cô từng bị nhiều người soi mói vì gắn bó với môn bắn súng. Họ căn vặn cô “Gì cơ, đàn bà con gái mà bắn súng sao?”.

Vì vậy, được đến Olympic là một chiến thắng lớn của phụ nữ Ả Rập. Tình yêu thể thao và sự chung tay của thế giới đã cho phụ nữ thêm sức mạnh để thay đổi.

 

Theo Thebox

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích