Về Đạo Tú, Đông Hồ, Đông Khê thuộc xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh những ngày cuối năm, thấy sự hối hả của người dân làm nghề, từ cụ già 80 tuổi đến những em nhỏ học tiểu học cũng tham gia vào sản xuất vàng mã kiếm thu nhập cho gia đình.
Tại đây có đến gần 80% hộ làm nghề, mỗi hộ "chuyên nghiệp hóa" chỉ sản xuất từng mặt hàng riêng như mũ ông công, ông táo, nhà lầu, xe máy, ô tô, con giống …
Theo chị Nguyễn Thị Sợi người làm nghề vàng mã tại thôn Đông Hồ cho biết: Làng làm nghề quanh năm, hàng theo đó được xuất đi khắp các tỉnh trong Nam ngoài Bắc, nhưng thời điểm tất bật nhất là từ đầu tháng 12, mặt hàng phục vụ Tết ông công được chú trọng làm nhiều hơn, khách về nhập chủ yếu là sản phẩm này.
Xe máy chất đầy hàng mã đi lại nườm nượp trên những con đường của thôn Đạo Tú, Đông Khê, dọc 2 bên đường và ngõ, ngách nhiều ô tô mang biển kiểm sát của các tỉnh về nhập hàng từ giấy tiền, giấy vàng đến những vật dụng cao cấp như nhà tầng, xe SH và cả hình nhân.
Sân nhà văn hóa, đường làng cũng được tận dụng để phơi mũ ông công ông táo dưới trời âm u thiếu nắng của mùa đông.
Mũ ông công ông táo phơi đầy đường làng. |
Với đầy đủ kích cỡ và màu sắc rực rỡ |
Sân nhà văn hóa thôn thời gian này được trưng dụng làm sân phơi |
Người dân quét phẩm màu lên những sản phẩm mũ ông công ông táo |
Công đoạn sản xuất đã hiện đại hơn xưa rất nhiều |
Tuy nhiên đối với những con giống đòi hỏi sự cầu kì, tỉ mẩn vẫn được người thợ vẽ trên xốp và cắt sửa khéo léo. |
Đan cốt khung trước khi dán phủ giấy màu lên |
Áo bông hàng mã mỗi người thợ làm được khoảng 100 áo mỗi ngày, với giá bán buôn tại nhà 4.000 đồng/áo. |
Người người làm nghề, từ cụ già 80 tuổi |
Phụ nữ trung niên trong lúc nông nhàn nhận việc về làm thêm. |
Trẻ em sau buổi tan trường cũng làm thêm kiếm tiền từ nghề này |
Những chiếc xe máy chất đầy hàng mã lưu thông trên đường làng. |
Ô tô xuất hiện dọc đường làng nhập hàng đưa đi tiêu thụ |
Hàng hóa mà được đóng túi chờ lưu thông đi phân phối. |
Theo Infonet