>>10 bà mẹ quyền lực nhất thế giới năm 2012
>>Nước tiểu là thức uống tốt cho sức khỏe?
Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học Mỹ khảo sát hạnh phúc của 481 người vừa có sự thay đổi tích cực khiến họ cảm thấy vui hơn, theo hãng tin Press Trust of India.
Sau 6 tuần theo dõi, các nhà tâm lý học đánh giá liệu sự gia tăng niềm vui ban đầu có còn kéo dài hay không. Kết quả cho thấy rất nhiều người không còn giữ được niềm vui này.
“Phần lớn họ không còn cảm giác hạnh phúc vì họ đòi hỏi nhiều hơn và nâng các tiêu chuẩn, hoặc không chịu tiếp tục tạo ra trải nghiệm tích cực mới trong sự thay đổi ban đầu. Chẳng hạn như họ ngưng làm những việc vui vẻ với bạn trai mới mà lại bắt đầu muốn anh ta đẹp trai hơn”, Giáo sư khoa học tâm lý Kennon Sheldon tại Đại học Missouri (Mỹ) lý giải.
Ông Sheldon nói rõ: “Một vài người biết trân trọng nhữnggì họ có và tiếp tục có những trải nghiệm mới. Về lâu dài, họ có thể duy trì được những cảm giác hạnh phúc của mình”.
Các nhà nghiên cứu cho hay do di truyền và một số yếu tố khác, nhiều người có một mức hạnh phúc mà họ thường cảm nhận và nó có thể thay đổi từ đau khổ đến vui sướng.
Theo ông Sheldon, mọi người có thể tự rèn luyện để luôn ở đỉnh cao trong mức hạnh phúc của họ.
Ông nói rõ: “Các nhà trị liệu có thể giúp một người từ đau khổ sang tình trạng tốt hơn. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy con người có thể tự làm cho mình hạnh phúc hơn”.
Theo Thanhnien