Chọn tai nghe in-ear phù hợp

Thứ hai, 14/05/2012, 14:53
Các mẫu tai nghe dạng này luôn có driver cỡ nhỏ, được đặt sát vào trống tai khi nghe.

>>Gom ảnh từ toàn thế giới trong một ngày để làm 'nhật ký'
>>Truyền tập tin âm thanh, văn bản qua cơ thể người 

Không phải ai cũng thích kiểu thiết kế đó, tuy nhiên, in-ear lại có nhiều ưu điểm. Tai nghe in-ear có thể chia thành các loại sau.

 

Chọn tai nghe in-ear phù hợp
Tai nghe earbud giá rẻ của Creative, Sony. (Ảnh: Cnet).

 

Earbuds là kiểu thiết kế cơ bản của tai nghe in-ear. Loại tai nghe này không đi thẳng vào ống tai mà được giữa ở phần bên ngoài cùng của khoang tai. Thiết kế cho phép người dùng sử dụng khá dễ dàng. Tuy nhiên, khả năng cách âm không mấy hiệu quả.

Giá bán của các loại này khá đa dạng, từ vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng một cặp.

- Ưu điểm: Giá rẻ, độ bền cao, các mẫu tầm trung cho chất âm khá tốt.

Nhược điểm: Nhìn chung chất âm thiếu bass và ít chi tiết, khả năng cách âm hạn chế, các mẫu giá rẻ cho chất lượng âm thanh thấp.
 

Chọn tai nghe in-ear phù hợp

Mẫu Klipsch S4 IEM (trái) và Monster Turbine Pro Copper (phải). (Ảnh: Cnet).
 

Thuật ngữ in-ear monitors (IEM) được sử dụng để miêu tả vị trí của tai nghe trong ống tai, đây cũng là lý do tại sao đôi khi dạng tai nghe này còn được gọi bằng từ "canalphone" (tai nghe nhét sâu vào trong tai). IEM dạng này có driver động (driver có cuộn cảm và màng loa hình nón) tích hợp kèm các loa, tương tự như earbud, nhưng có kích cỡ nhỏ hơn nhiều.

Các tai nghe này có mức giá rất khác nhau, từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng. Tuy nhiên, ở phân khúc giá rẻ nhất, tai nghe thường không cho chất lượng cao hơn earbud nhiều lắm, đôi khi chất lượng còn có thể tệ hơn.

IEM gần đây thường mang kiểu thiết kế với driver sát hơn với trống tai. Nhờ đó, người dùng được thưởng thức chất âm trầm hơn với những cải thiện đáng kể về độ chi tiết ở một vài các mẫu cao cấp. Ngoài ra, các mẫu này cũng có thể làm việc giống như các earplug, giúp hạn chế tối đa tiếng ồn từ bên ngoài.

- Ưu điểm: Khả năng cách âm tốt, âm bass tốt; giá phải chăng.

- Nhược điểm: Các mẫu giá rẻ thường cho âm thanh tồi; trong khi các mẫu cao cấp có giá bán khá cao.
 

Chọn tai nghe in-ear phù hợp

Mẫu Shure SE535 với 3 driver armature (trái) và Creative Aurvana 2 (phải) chỉ có 1 driver.
 

Có một loạt tai nghe IEM nữa có driver armature rất nhỏ và thậm chí chỉ nhỏ như phần đầu kim loại thường thấy trên bút bi. Tuy nhiên, loại driver này có khả năng sinh chất âm tốt nhất trong số các loại in-ear.

Với kích thước cực nhỏ như trên, nhà sản xuất do đó đặt nhiều driver hơn cho các phiên bản cao cấp. Chẳng hạn, Sony XBA-4 IEM có đến 4 driver, mẫu tai nghe này cho âm thanh thực sự chi tiết và sống động.

Tất nhiên, tai nghe armature vì thế cũng có giá cao hơn nhiều. Một cặp thấp nhất cũng có giá từ vài triệu đồng, trong khi các mẫu cao cấp có giá lên đến vài chục triệu đồng.

Ưu điểm: Khả năng cách âm tốt; âm thanh trong trẻo và chi tiết; các mẫu đa driver cho âm bass, mid và treble chuẩn xác.

- Nhược điểm: Giá cao; mẫu cao cấp cực đắt và chất lượng quá tốt so với nhu cầu nghe thông thường; đòi hỏi âm thanh nguồn phải có chất lượng cao; trong khi các mẫu một driver cho âm bass không thực sự tốt.

Ngoài ra, có một vài mẫu tai nghe in-ear có thể choàng qua đầu (headband) hoặc quàng qua tai (earhoook). Các kiểu thiết kế này phù hợp với những người dùng hay di chuyển và dùng khi luyện tập thể thao.
 

Chọn tai nghe in-ear phù hợp

Tai nghe in-ear luôn nhỏ, gọn và khá tiện dụng. (Ảnh: Forthey).
 

Một vài lưu ý thêm khi lựa chọn và sử dụng tai nghe:

- Nên mua loại nhạc có bitrate cao để có thể khai thác tối đa hiệu quả của IEM. Tỉ lệ bitrate ở mức trung bình là khoảng 256 Kb một giây.

- Nên chọn tai nghe theo với kích cỡ của tai để có sự thoải mái khi sử dụng.

- Không khác nhau về chất lượng âm thanh, tuy nhiên nhiều loại tai nghe phổ thông vào tầm trung thường có các mẫu dành riêng cho smartphone với thiết kế kèm theo mic và bộ điều khiển từ xa. Chẳng hạn như Klipsch có các phiên bản S4 IEM khác nhau cho các thiết bị iOS và Android.

- Hầu hết các loại IEM có driver động thường dễ sử dụng với âm thanh ổn. Tuy nhiên, một vài loại IEM có driver armature thường hoạt động tốt hơn nếu với một ampli tai nghe. Vì thế, hãy cân nhắc việc chọn tai nghe có ampli hay không.

- Khi earbud và IEM nằm trong tai, chúng thường bị bám bẩn. Hãy lau sạch tai nghe vài lần một tuần bằng khăn mềm với rượu/cồn hoặc nước.
 

Theo Sohoa

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích