>>Phổ cập Internet thông qua trẻ em
>>Căng thẳng cuộc đua đăng ký tên miền mới
Tại Hội thảo “Chiến lược phát triển mạng băng rộng và các ứng dụng cho nông thôn Việt Nam” ngày 13/6, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho rằng, mặc dù việc phát triển cơ sở hạ tầng mạng băng rộng và các ứng dụng cho nông thôn trong thời gian tới là môt trong các vấn đề trọng tâm trong Quy hoạch phát triển Viễn thông Quốc gia đến năm 2020, trong đó xác định từ nay đến năm 2020, Chính phủ sẽ dành các nguồn lực thích đáng cho việc phát triển viễn thông công ích (khoảng 14 nghìn tỷ đồng, tương đương 700 triệu USD), chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng quốc gia (khoảng 120 nghìn tỷ đồng, khoảng 6 tỷ USD)....
Hình minh họa.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, một trong những nguyên nhân hạn chế và yếu kém của việc phát triển hạ tầng thông tin chưa đi đôi với quản lý, sử dụng hiệu quả đó là việc nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước.
Do đó, Thứ trưởng hi vọng rằng qua Hội thảo, Ngân hàng Thế giới sẽ giúp Việt Nam tìm kiếm mô hình hiệu quả trong việc phát triển băng rộng nông thôn như các mô hình hợp tác công tư (PPP), mô hình kinh doanh dịch vụ thuê ngoài (BPO)...đã và đang được ứng dụng thành công tại một số nước trên thế giới.
Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam thời gian qua được đầu tư công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước, băng thông kết nối quốc tế đạt 500 Gbps, đã cung cấp được nhiều loại hình băng rộng như 3G, IPTV, truyền hình theo yêu cầu...Truyền dẫn cáp đồng và cáp quang được triển khai tại địa bàn 63/63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 692 đơn vị hành chính cấp huyện (đạt 99%) và 10.655 đơn vị cấp xã có truyền dẫn cáp quang đạt 95,5%.. Tổng số trạm BTS đang hoạt động trên toàn quốc là 71.534 trạm, trong đó 39% số trạm phân bố ở khu vực thành thị, 61% trạm phân bố ở nông thôn.
Tính đến cuối năm 2011, tỷ lệ người dân sử dụng Internet chiếm 35% với tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 10,88%. Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet đạt 12,84 /100 hộ dân. Cả nước có khoảng 10,2 triệu thuê bao điện thoại cố định và 120 triệu thuê bao di động, trong đó có 16 triệu thuê bao di động
Theo ictnews