Thanh tra Chính phủ nêu rõ Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2011 - 2017 chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành chung khi để xảy ra các thiếu sót, vi phạm liên quan đến đất đai, nhất là ở huyện Phú Quốc.
Hàng trăm dự án nhà ở, sản xuất kinh doanh có quỹ đất hỗn hợp bị ngừng triển khai sẽ được giải quyết, tăng nguồn cung nhà ở, nguồn thu ngân sách nếu quy định tại dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2014/NĐ-CP được thông qua.
Trong bối cảnh u ám bởi tác động của dịch bệnh, thông tin hơn 46.500 đề nghị xem xét gia hạn chậm nộp tiền thuế sử dụng đất và tiền thuê đất của doanh nghiệp đã được cơ quan thuế chấp thuận có thể xem là liều thuốc tăng lực rất thực chất cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và khối doanh nghiệp địa ốc nói riêng.
Trong kịch bản tích cực, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt như hiện nay và thị trường trở lại bình thường từ nửa cuối năm, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp bất động sản lần lượt ở mức 55% và 11% so với năm 2019.
Dù được quảng cáo là dự án cao cấp, nhưng những gì Tổng công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng (Vietracimex), chủ đầu tư dự án thực hiện lại đang khiến nhiều khách hàng thất vọng.
Tỉnh Bình Thuận vừa có kết luận thanh tra 14 dự án bất động sản đang phát triển tại địa phương trong những năm qua và qua kiểm tra, cả 14 dự án đều có dấu hiệu sai phạm.
Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại 13 tỉnh, thành phố có đường cao tốc Bắc - Nam đi qua đang được các địa phương này đẩy nhanh tốc độ nhằm bàn giao mặt bằng đúng kế hoạch đề ra.
Dự án Charmington Iris từng bị UBND TP.HCM ra quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định chủ trương đầu tư nên Sở Kế hoạch Đầu tư kiến nghị, trường hợp cần thiết phải thực hiện việc thu hồi dự án.
Chính phủ, người dân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cách làm chưa từng có trong lịch sử để chiến thắng đại dịch Covid-19 và hồi phục kinh tế nhanh nhất. Vì thế, thị trường bất động sản sẽ được hưởng lợi và có một tương lai tươi sáng.
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, câu nói này có lẽ đúng với tất các các doanh nghiệp. Và với nhóm ngành phân phối bất động sản cũng không là ngoại lệ.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Đồng Nai phải giải ngân xong hơn 17 nghìn tỷ cho việc giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành trong năm 2020.
Trong bức tranh nhiều màu xám do bị bủa vây bởi dịch bệnh, các thành viên thị trường bất động sản cũng có những căn cứ để lạc quan khi một số chính sách hỗ trợ mang tính nền tảng đã được ban hành và sẽ sớm thẩm thấu vào hoạt động của từng doanh nghiệp ngành này.
Đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều ngành nghề, trong đó có xây dựng và bất động sản khi thời gian qua, lãnh đạo nhiều địa phương có văn bản khuyến cáo giãn hoạt động tại các công trình xây dựng. Thế nhưng, bằng nhiều giải pháp, các chủ đầu tư vẫn chạy đua tiến độ xây dựng để giao nhà đúng cam kết với khách hàng.
TP.HCM vừa ban hành văn bản số 1379/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo về xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong làm trưởng ban.
Để tránh những rủi ro không đáng có khi xuống tiền chọn mua BĐS, khách hàng ngày càng có xu hướng lựa chọn những dự án đã hoàn thiện, sẵn sàng bàn giao.
Bất động sản tỉnh lẻ đang trầm lắng thì gặp ngay Covid-19, khiến thị trường càng thêm ảm đạm. Dẫu vậy, đây là dịp tốt để các nhà đầu tư cùng chính quyền hoàn thiện hồ sơ dự án nhằm bung hàng khi thị trường sôi động trở lại.
Sau khi đăng tải bài viết: “Nội bộ Vinaland tranh chấp, khách mua nhà nguy cơ lãnh đủ”, đã có nhiều khách hàng mua nhà tại dự án của doanh nghiệp trên gửi đơn kêu cứu, bày tỏ sự lo lắng trước nguy cơ nhà không có mà tiền cũng chẳng về tay.
Lo ngại về tình trạng dư thừa hàng tồn kho, mới đây Bộ Xây dựng đã yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp.
Kinh doanh bết bát, nhưng Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH Một thành viên (RESCO) lại “hăm hở” dùng tiền nhà nước để “chi hộ” đối tác. Theo Thanh tra TP.HCM, đây là sự tùy tiện trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước.
Dù đang phải quay cuồng trước các khó khăn bủa vây từ đầu năm, nhưng có lẽ, không phải quá xa khi các thành viên tính tới chuyện quay lại thị trường, tìm kiếm các cơ hội ngay sau khi dịch được khống chế.
Theo ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, gói 2.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội mới có Nghị quyết chứ chưa có vốn.
Nhiều nhà đầu tư các nhân và cả những đại gia rủng rỉnh tiền mặt đang “ngắm nghía” các dự án, nhà đất hấp dẫn để đầu tư, thâu tóm. Hầu hết các “cuộc đi săn” này đều diễn ra rất âm thầm nhưng không kém phần sôi động.