Học sinh vi phạm luật Giao thông còn phổ biến

Thứ sáu, 07/12/2012, 09:49
Trong hai năm qua, tại TP.HCM có 19 vụ học sinh đánh nhau nghiêm trọng, trong đó có 2 trường hợp HS tử vong. Ngoài ra, tình trạng học sinh vi phạm luật Giao thông còn rất phổ biến.

>> Cảnh giác với những bài văn "lạ" của học sinh
>> Những lá đơn "siêu dị' của học sinh
>> Hiệu trưởng phản bác kịch liệt việc học sinh nhuộm tóc
>> Cán bộ xã phải thuê học sinh ...đánh văn bản 


11.jpg - 157.47 KB

Ảnh minh họa - Nguồn: Laodong.com.vn

Những thông tin được đề cập tại hội nghị sơ kết “Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở giáo dục gia đoạn 2010-2015” do Sở GD-ĐT TP.HCM và Công an TP.HCM tổ chức.
 
Cụ thể, trong năm học 2010 - 2011 và 2011 - 2012 có 972 trường hợp học sinh (HS) vi phạt luật giao thông. Còn từ tháng 9/2012 đến nay, con số này là 240 trường hợp. 
 
Hội thảo đặc biệt nhấn mạnh, trong hai năm qua tình trạng HS đánh nhau và các tệ nạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản HS, SV vẫn còn nhiều phức tạp.
 
Có 19 vụ việc HS đánh nhau nghiêm trọng, trong đó có hai trường hợp HS tử vong tại trường THPT Lê Thị Hồng Gấm và THPT Nguyễn Trung Trực.
 
Tình trạng HS đánh nhau sử dụng hung khí, kết cấu thành băng nhóm và lôi kéo các đối tượng ngoài ra hội tham gia diễn ra tại một số trường như THCS Phước Thạnh (huyện Củ Chi), THCS Nguyễn Văn Trỗi (Q.2), THCS Hoàng Văn Thụ (Q.10), Trung tâm GDTX Q.4, Q.Phú Nhuận…
 
Tại trường THCS Nguyễn Hiền (Q.12) và THCS Mạnh Kiếm Hùng (Q.5) xảy ra tình trạng HS đánh nhau và quay video clip tung lên mạng.
 
Ông Nguyễn Tiến Đạt, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, ngành giáo dục đã nỗ lực kéo giảm những vụ vi phạm học đường nhưng lại xuất hiện một số tình huống mới như kẻ lạ đột nhập, HS dùng vũ khí độc… khiến nhà trường bị động.
 
Ông Lê Đông Phong - phó giám đốc Công an TP.HCM cho hay mặc dù tổng số vụ việc trong trường học không nhiều so với ngoài xã hội nhưng dễ gây chấn chộng dư luận.

Đáng lưu ý, độ tuổi người phạm tội có xu hướng ngày càng trẻ hóa, hay hành xử bằng vũ lực trong việc giải quyết các xung đột hàng ngày. Điều này rất đáng lo ngại và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp nếu nó xâp nhập mạnh vào học đường.

 
Theo ông Phong, ngành công an và giáo dục cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để xây dựng nề nếp, lối sống và đạo đức cho HS, góp phần hạn chế tối đa tốc độ gia tăng hành vi phạm tội liên quan đến HS.


Theo Dantri

Các tin cũ hơn