Hiện vật gốm qua đợt khai quật khu Di chỉ khảo cổ học Phôi Phối-Bãi Cọi lần thứ 2. (Nguồn: baohatinh.vn) |
Tại khu vực này, đoàn khảo cổ học phát hiện các đồ vật tùy táng là đồ gốm như: bình, lọ, đồ đồng có bát đồng, bao tay đồng, rìu đồng, mũi tên đồng, đồ sắt có mũi lao, mũi giáo cuốc chữ u, ngoài ra còn phát hiện ra khuyên tai bằng đá.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó trưởng Phòng nghiên cứu sưu tầm, Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam cho biết trong đợt khai quật lần thứ ba tại di chỉ Phối Phối-Bãi Cọi, các cổ vật được phát hiện đã khẳng định rõ tính chất nền văn hóa Sa Huỳnh có giao lưu ảnh hưởng nền văn hóa Đông Sơn và hội tụ một số nền văn hóa khác.
Khu di chỉ Phôi Phối-Bãi Cọi là di chỉ để các nhà khảo cổ học nghiên cứu khu cư trú và các tập tục tín ngưỡng của cư dân Phối Phối-Bãi Cọi, để so sánh chung với các nền văn hóa cổ đại có niên đại tương đồng trong khu vực. Những phát hiện này cho thấy di chỉ Phối Phối-Bãi Cọi có tầm quan trọng, vị trí đặc biệt trong việc nghiên cứu thời sơ sử Hà Tĩnh cũng như ở Việt Nam.
Sau đợt khai quật lần này, các nhà khảo cổ học sẽ có đánh giá về di chỉ Phối Phối-Bãi Cọi, góp thêm tư liệu để Nhà nước công nhận di chỉ Phối Phối-Bãi Cọi trở thành di tích quốc gia.
Theo Phunuonline