Ông Hồ Xuân Mãn - Ảnh tư liệu |
Còn đơn gửi cho Thường vụ Tỉnh ủy thì đồng chí phó bí thư thường trực nói chưa nhận được. Chúng tôi có kiểm tra lại ở văn phòng nhưng cũng không thấy.
Sau khi tôi nhận đơn, các đồng chí trong thường trực và thường vụ có trách nhiệm liên quan đã hội ý và hiện đang tập trung chỉ đạo giải quyết vụ việc này theo quy định của pháp luật.
Cụ thể là giao cho Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy rà soát lại toàn bộ sự việc và tham mưu cho thường vụ để giải quyết. Khi nào giải quyết xong sẽ thông tin cho những người có đơn khiếu nại và cho báo chí theo quy định”.
Giao cho Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy xem xét
"Phải đợi kiểm tra lại những tài liệu liên quan đến bộ hồ sơ của ông Hồ Xuân Mãn mới trả lời được. Có thể thời gian ngắn nhưng thành tích nhiều, cũng có thể thời gian dài mà thành tích ít. Như tôi nói, phải đợi kiểm tra" Ông Nguyễn Ngọc Thiện (bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế) |
Theo ông Nguyễn Ngọc Thiện, Tỉnh ủy đang giao Ủy ban kiểm tra xem xét, nghiên cứu đơn, rồi tiến hành gặp những người có ký tên trong đơn để trao đổi, sau này sẽ có cuộc làm việc với ông Hồ Xuân Mãn và nhiều người khác nữa.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện cũng khẳng định quy trình xây dựng bộ hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn được thực hiện chặt chẽ và đầy đủ theo các quy định.
“Nếu quy trình không đầy đủ thì cấp trên cũng sẽ không thẩm định đâu. Thường vụ Tỉnh ủy không phải là cấp quyết định cuối cùng. Cấp quyết định cuối cùng là Chủ tịch nước. Dưới Chủ tịch nước có Hội đồng thi đua - khen thưởng trung ương, rồi phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4. Dưới nữa thì có huyện, văn phòng (tỉnh ủy), thường vụ (tỉnh ủy)” - ông Thiện nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi Thường vụ Tỉnh ủy dựa trên cơ sở nào để có ý kiến chấp thuận hồ sơ, ông Thiện nói: “Thường vụ phải dựa trên tất cả hồ sơ thủ tục liên quan theo quy định. Trên cơ sở thẩm tra các quy trình đầy đủ thì thường vụ mới thông qua.
Tuy nhiên, bây giờ phải kiểm tra lại toàn bộ. Sau khi có kết luận sẽ trả lời. Quan điểm của thường vụ sẽ giải quyết thấu đáo và trả lời thấu đáo, những gì thuộc thẩm quyền của thường vụ”.
Quan trọng là người khai
Trong một diễn biến liên quan, một vị lãnh đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cho biết bộ hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn là do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ trì lập, bởi thành tích này vào thời kỳ ông Mãn tham gia du kích và làm xã đội trưởng, thuộc quản lý của quân sự địa phương.
Trao đổi về vấn đề này, đại tá Đặng Ngọc Nghĩa - nguyên là chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2005-2011 (hiện là phó tham mưu trưởng Quân khu 4) - nói: “Tôi không ký vào hồ sơ đề nghị phong anh hùng của ông Hồ Xuân Mãn. Có thể tôi ký tờ trình thôi, tờ trình gửi Quân khu 4 đề nghị phong anh hùng, còn bản khai (thành tích) thì tôi không biết.
Tờ trình này là theo ý kiến của Thường vụ Tỉnh ủy. Còn quyền quyết là của Quân khu 4, Bộ Quốc phòng và của Nhà nước. Mà bản khai thành tích thì quan trọng là người khai thôi. Người ký chỉ ký xác nhận nội dung đó chứ đâu sống cùng thời với họ mà biết”.
Theo ông Nghĩa, lúc đó đề nghị phong tặng cho ba người, ngoài ông Mãn còn có ông Vũ Thắng (nguyên bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên) và ông Huỳnh An (trung đoàn trưởng trung đoàn 6), nhưng chỉ mình ông Mãn được phong. Giai đoạn xét tặng anh hùng (cho ông Mãn) thì cả tỉnh Thừa Thiên - Huế đều biết. Quá trình đề nghị xét gần một năm nhưng không ai có ý kiến gì cả, trong thường vụ lại nhất trí cao.
Theo thượng tá Nguyễn Văn Lương - nguyên chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền giai đoạn 1995, ông là người ký vào hồ sơ đề nghị xét thưởng danh hiệu anh hùng của ông Mãn, sau khi xem xét hồ sơ cán bộ, hồ sơ Đảng, bản báo cáo thành tích và giấy chứng nhận các huy chương, huân chương, danh hiệu dũng sĩ...
“Hồ sơ này từ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chuyển về. Tôi cũng đã ký nhiều hồ sơ đề nghị xét thưởng danh hiệu anh hùng, trong đó có nhiều người ở huyện Phong Điền” - ông Lương nói.
Ông Hồ Xuân Mãn: “Khó thể nặn ra được” Chiều 5/3, phóng viên Tuổi Trẻ tại Hà Nội đã liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế. Ông Mãn cho biết hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội và cho hay nếu ông ở nhà (tại Huế) thì sẽ mời phóng viên qua nhà để “mang bộ hồ sơ ra chứng minh”. Ông Hồ Xuân Mãn cho rằng vì đơn khiếu nại gửi Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế thì để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời là khách quan nhất. “Mình sống có tổ chức, cứ để tổ chức làm việc. Một là có thành tích không, hai là nếu có thành tích thì chứng minh như thế nào, có hiện vật không, có giấy tờ gì không, có bằng khen hay danh hiệu dũng sĩ thế nào, huân chương thì chứng minh có bao nhiêu huân chương và loại gì, chiến sĩ thi đua phải chứng minh là chiến sĩ thi đua” - ông Mãn nói. Cũng theo ông Mãn, hồ sơ phong tặng danh hiệu anh hùng đã làm 4-5 năm nay rồi, theo luật là phải công bố trên báo, làm từ cơ sở làm lên, phải qua cấp quản lý cán bộ, qua hội đồng thi đua khen thưởng. “Từ cái đó tập thể suy tôn, chứ mình không thể nặn ra được”. Trong bản báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng, ông Hồ Xuân Mãn khai sau 11 năm chiến đấu (1964-1975), được tặng hai Huân chương Chiến công (hạng nhất và hạng ba), ba Huân chương Giải phóng, một Huân chương Kháng chiến hạng nhì, hai danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp quân khu và một danh hiệu toàn miền Nam, 33 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, ngụy, xe cơ giới... Cùng ngày, một phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết cá nhân ông chưa nhận được đơn khiếu nại mà chỉ biết một số thông tin qua báo chí. Vị phó chủ nhiệm này giải thích: “Đây là thắc mắc về vấn đề phong danh hiệu nên có thể sự việc sẽ được chuyển đến Bộ Nội vụ, Ban Thi đua khen thưởng trung ương”. Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã liên lạc với lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng trung ương nhưng chưa nhận được trả lời. |
Theo Tuoitre