Về vùng sông nước An Giang, nhắc đến “vũ nữ chân dài” thì ai ai cũng biết. Bởi loại khô này vừa lạ vừa ngon, lại có cái tên thật mỹ miều, nghe tên đã muốn mua. Loại khô này đang dần phát triển, giúp hàng chục hộ gia đình nghèo có cuộc sống tốt hơn.
Học lỏm nghề
Gia đình anh Liền thuộc diện hộ nghèo, khó khăn nên quanh năm sống bằng nghề thuê mướn và bán bánh tráng khắp các chợ trong huyện Tịnh Biên. Một lần tình cờ bán hàng tại chợ Tịnh Biên, anh thấy một Việt kiều Campuchia thu mua nhái tươi nên hỏi thăm thì biết để làm khô. Thấy vậy, anh bỏ nghề bán bánh tráng, về nhà rủ các anh em bắt nhái để bán kiếm tiền.
Vời cái tên gọi thú vị cùng hương vị đậm đà, món khô nhái đang dần trở thành món ăn đậm chất miền Tây được ưa thích. Nhiều chủ quán, nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh như Cần Thơ, Long Xuyên, Đồng Tháp... cũng đặt mua nên gia đình anh Liền hiện đã đặt mua lại nhái từ khoảng 30 hộ dân khác trong vùng.
Hầu hết người soi nhái đều là hộ nghèo, khó khăn, không nghề nghiệp ổn định. Họ chỉ sống nhờ vào việc soi nhái bán làm khô và bán cho người đi câu nên cuộc sống rất vất vả. Về lâu dài, nghề làm khô “vũ nữ chân dài” rất cần có sự hỗ trợ của ngành chức năng để xây dựng thương hiệu, hình thành làng nghề chuyên nghiệp, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa xây dựng đặc sản vùng miền.
Theo Dân Trí