Những công việc mà Hội đồng châu Âu (EC) mong chờ sẽ được hoàn thành sau ngày 30/6 bao gồm: cơ cấu chính quyền được công nhận, biên giới và lệnh ngừng bắn được kiểm soát bởi OSCE, 3 trạm kiểm soát biên giới (Izvarino, Dolzhanskiy, Krasnopartizansk) được trở về với chính quyền Ukraine, thả tự do cho các quan sát viên của OSCE, khởi động đàm phán theo kế hoạch hoà bình của Tổng thống Poroshenko”, theo tuyên bố của EC.
EC cũng bày tỏ sự tiếc nuối rằng lệnh ngừng bắn, vốn rất được kỳ vọng bởi chính quyền Ukraine, đã không thể dẫn đến sự chấm dứt hoàn toàn tình trạng giao tranh căng thẳng và kêu gọi các bên nên tuân thủ đúng theo kế hoạch hoà bình để dẫn đến kết thúc các hoạt động quân sự.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thúc giục Nga sử dụng tầm ảnh hưởng của mình tới các nhóm vũ trang bất hợp pháp và ngừng vận chuyển vũ khí qua biên giới để nhanh chóng đạt được hiệu quả trong việc xuống thang tình hình.
EC cũng cho biết tổ chức này đã chuẩn bị áp đặt thêm lệnh trừng phạt mới lên Nga bất kỳ lúc nào họ thấy cần thiết.
Vào đầu ngày 27/6, đại sứ Nga ở EU, Vladimir Chizhov, đã nhận định rằng EU không có ý định và mục tiêu chính trị nào cho việc gia tăng thêm lệnh trừng phạt với Nga.
EU đã liên tục áp đặt lệnh trừng phạt lên các cá nhân mà họ cho rằng có đóng vai trò trong việc gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tổng cộng 61 quan chức Nga và Ukraine đã nằm trong danh sách trừng phạt của EU với các lệnh cấm thị thực, đi lại và đóng băng tài khoản. Ngoài ra, một vài công ty ở Crimea cũng nằm trong danh sách đen này.
Moscow đã liên tiếp nhắc lại rằng ngôn ngữ trừng phạt là không thích hợp và cảnh báo về sự phản tác dụng nó có thể gây ra.
Theo An Ninh Thủ Đô