Trần Nguyên Hãn là võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh thắng quân Minh xâm lược và lập nhà Hậu Lê. |
|
Tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn nằm ở giữa vòng xoay ở Công trường Quách Thị Trang, trước chợ Bến Thành, quận 1, TP.HCM được xây dựng từ trước năm 1975 ở trung tâm thành phố, được làm bằng xi măng cốt sắt và từng được trùng tu, phục chế 2 lần. Lâu nay, tượng đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân Sài Gòn. |
|
Tượng được đánh giá là một tượng đài đẹp nhất ở Sài Gòn và nằm giữa vòng xoay của nút giao thông quan trọng - Công trường Quách Thị Trang giữa trung tâm thành phố. |
|
Không chỉ nằm giữa nút giao thông quan trọng, bức tượng còn nằm ở vị trí đắc địa nhất của trung tâm thành phố nên được rất nhiều người Sài Gòn và du khách biết đến. |
|
Bao năm qua, tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn đã gắn liền với chợ Bến Thành, tạo thành một địa danh nổi tiếng giữa trung tâm Sài Gòn. |
|
Tượng đài luôn nằm trong ký ức của nhiều thế hệ người Sài Gòn. |
|
Bà Năm, một công nhân hơn 30 năm chăm sóc cây cảnh dưới tượng đài ngậm ngùi chia sẻ: "Bức tượng đã quá quen thuộc với tôi mấy chục năm nay, công việc của tôi và đồng nghiệp luôn gắn bó với bức tượng. Khi biết tượng sẽ được di dời sang nơi khác tôi thấy hơi tiếc vì thấy nó cũng quen thuộc đối với nhiều người dân thành phố này". |
|
Một du khách đứng dưới bóng mát của tượng đài Trần Nguyên Hãn nhìn ngắm chợ Bến Thành dưới trời nắng rực. |
|
Vừa qua, UBND TP.HCM đã có văn bản chấp thuận việc dời tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành về công viên Phú Lâm theo đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố và UBND quận 1. Ngoài ra, UBND thành phố cũng đồng ý di dời tượng bán thân Quách Thị Trang, xem đây là một trong những hạng mục thuộc dự án "Bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư để xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP HCM (Bến Thành - Suối Tiên) trên địa bàn quận 1". |
|
Ông Nguyễn Văn Cách (57 tuổi, Hà Đông, Hà Nội), nhận bức ảnh ông chụp trước tượng đài do thợ chụp ảnh gửi vào sáng 23/7. Ông Cách cho biết, ở ngoài Hà Nội nhưng thỉnh thoảng ông vào TP.HCM để thăm con cháu và thành phố. Biết được thông tin tượng Trần Nguyên Hãn sắp được di dời tới nơi khác nên ông tranh thủ tới chụp tấm ảnh làm kỷ niệm, chứ lần sau vào sợ tượng không còn nằm đây. |
|
Trước việc cụm tượng này chuẩn bị được di dời để giải phóng mặt bằng thi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP.HCM (Bến Thành – Suối Tiên) trên địa bàn quận 1, trong những ngày qua, không ít du khách và người dân thành phố khi thăm khu trung tâm tỏ ra tiếc nuối và đều tranh thủ chụp hình với tượng đài để làm kỷ niệm. |
|
Đây có thể là lần chụp ảnh cuối cùng với tượng đài này của nhóm du khách trước khi tượng được di dời về công viên Phú Lâm, quận 6 trong thời gian tới. |
Theo Zing