Ảnh minh hoạ - Nguồn: 24H
Thậm chí, sự không rõ ràng về chủ thuyết, đang khiến các điều luật được thiết kế khó hiểu, nguy cơ đẩy câu chuyện trở nên khó giải quyết hơn.
Theo quy định tại khoản 3 điều 100 dự thảo luật thì chỗ để xe được chia thành hai loại, nếu là chỗ để xe hai bánh thì thuộc sở hữu chung, nếu là chỗ để ôtô thì do chủ đầu tư quyết định sẽ thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư hoặc thuộc sở hữu chung. Tại sao lại phải phân biệt hai loại chỗ để xe: chỗ để xe hai bánh (thuộc sở hữu chung), chỗ để xe 4 bánh thì do chủ đầu tư quyết định?
Cần phải nhắc lại rằng, khoản 3 điều 70 luật Nhà ở hiện hành đã quy định rất rõ nơi để xe là thuộc sở hữu chung. Tuy nhiên, khi hướng dẫn thi hành, khoản 2 điều 49 Nghị định 71/2010/NĐ-CP (do Bộ Xây dựng chủ trì) đã chia nơi để xe thành hai loại giống như trong dự thảo này.
Và kết quả là, quy định nặng lợi ích chủ đầu tư, nhẹ quyền lợi người tiêu dùng này đã gây ra không biết bao nhiêu trường hợp tranh chấp về nơi để ôtô trong nhà chung cư vì không rõ là thuộc sở hữu chung hay sở hữu riêng, phát sinh tranh cãi về mức giá trông giữ ôtô, gây mất ổn định trật tự xã hội.
Để giải quyết chuyện khó hiểu này, QH nên lập tức yêu cầu cơ quan soạn thảo giải trình, tại sao lại quy định gây bất lợi tiếp tục nghiêng về phía cư dân?
Có hai cách thiết kế đảm bảo công bằng trong trường hợp này. Thứ nhất, luật cần khẳng định tầng hầm để xe nhất thiết phải thuộc sở hữu chung (dựa trên nguyên tắc quyền sở hữu tuyệt đối, nhà ở nhất thiết phải có chỗ để xe). Thứ hai, giống như ở nhiều nước, đây là quyền dân sự (luật không quy định).
Nhưng luật bắt buộc chủ đầu tư khi bán căn hộ chung cư phải có một bản tuyên bố (quy chế) trong đó nói rõ về sở hữu chung, riêng. Nếu tầng hầm thuộc sở hữu chủ đầu tư thì giá thành căn hộ thấp hơn, khi sử dụng dịch vụ (trong giữ xe) các chủ căn hộ phải trả tiền. Nếu được tính là diện tích chung thì giá căn hộ sẽ cao hơn, nhưng các hộ dân lại được sử dụng miễn phí phần diện tích đó.
Theo Thanh Niên