12 người mắc kẹt trong hầm thủy điện còn sống

Thứ ba, 16/12/2014, 22:13
Sau 26m khoan, đến 19h40 tối nay, lực lượng cứu hộ đã xuyên thủng đoạn hầm thủy điện bị sập. Phía ngoài đã nghe được tiếng nói người mắc kẹt từ bên trong vọng ra.

21h45

Ông Phạm Công Hùng, Phó tham mưu trưởng - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết, 6h sáng ngày 17/12 sẽ có khoảng 50 chiến sĩ công binh của Quân khu 7 lên tiếp ứng việc cứu hộ cứu nạn, nhằm sớm đưa 12 nạn nhân ra ngoài.

Việc cứu hộ được chia nhiều tốp, thay phiên liên tục. Một số cảnh sát cứu hộ được ăn tối sau nhiều giờ khoan thủng đoạn hầm. Ảnh: Phước Tuấn

Việc cứu hộ được chia nhiều tốp, thay phiên liên tục. Một số cảnh sát cứu hộ được ăn tối sau nhiều giờ nỗ lực. Ảnh: Phước Tuấn

21h40

Ông Phạm Triều, Phó chủ tịch huyện Lạc Dương cho biết, qua liên lạc từ đường ống thông hơi với lực lượng bên ngoài, mọi người cho biết có 12 người mắc kẹt bên trong. Tất cả đều còn sống và sức khỏe ổn định. "Lúc đầu, lực lượng chỉ huy công trình cung cấp số người mắc kẹt là 11 đến 12 người. Như vậy đến thời điểm này là trùng hợp. Hiện lực lượng cứu hộ tìm cách đưa thức ăn, nước uống vào tiếp ứng cho họ", ông Triều cho hay.

Lực lượng y tế sẵn sàng phía ngoài. Ảnh: Phước Tuấn

Lực lượng y tế sẵn sàng phía ngoài. Ảnh: Phước Tuấn

21h25

Gió mạnh, thời tiết lạnh. Ngoài việc bàn phương án đưa hai máy điện thoại chuyên dụng của quân đội vào trong cho các nạn nhân, lực lượng cứu hộ cũng sẽ bơm sữa vào theo đường ống dẫn khí do lo lắng các nạn nhân bị kiệt sức vì thời gian mắc kẹt quá lâu.

Theo Đại tá Hoàng Công Thạo, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Lâm Đồng, lo nhất hiện nay của lực lượng cứu hộ là đường hầm có thể sập tiếp bất cứ lúc nào. "Vì vậy, việc gia cố đường hầm phải được ưu tiên. Đồng thời, lực lượng sẽ khoan đường ống để bơm nước ở bên trong ra", ông Thao nói.

Đồ họa hầm thủy điện bị sập khiến 11 công nhân mắc kẹt.

Đồ họa hầm thủy điện bị sập khiến 12 công nhân mắc kẹt.

20h40

Cơ quan chức năng đang tìm cách đưa hai điện thoại chuyên dụng vào cho các nạn nhân bị kẹt trong hầm để liên lạc với Ban chỉ huy bên ngoài. Có khoảng 100 người thuộc lực lượng chức năng đang túc trực. Do địa bàn khó khăn, các xe cấp cứu vẫn còn ở cách hiện trường 500m, song cán bộ y tế tập trung ngay cửa hầm sẵn sàng tiếp ứng khi có yêu cầu.

Hiện trời đã tạnh mưa nên công tác cứu hộ bớt khó khăn so với hồi chiều. "Chúng tôi đang tiếp tục đào và gia cố đường hầm để cố gắng đưa người bị nạn ra ngoài sớm nhất có thể", ông Phạm Đình Hiếu - Chỉ huy trưởng công trình thuỷ điện cho biết.

dien-thoai-chuyen-dung-9635-1418737844.j
Điện thoại chuyên dụng đang được tìm cách chuyển tới tay các nạn nhân kẹt bên trong hầm.

20h10

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng - Đoàn Văn Việt cho hay, các lực lượng tìm kiếm đã đưa một ống sắt có đường kính khoảng 60cm vào hiện trường để hút đất đá ra, các nạn nhân sẽ chui qua đường ống này để ra ngoài. Cùng với đó việc khảo sát tìm kiếm vị trí rò rỉ, ngăn nước mưa từ trên xuống cũng đang được gấp rút triển khai.

Công điện khẩn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được phát đi tối nay yêu cầu các đơn vị chức năng tập trung toàn bộ lực lượng tổ chức cứu nạn sự cố sập hầm thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo.

UBND tỉnh Lâm Đồng được yêu cầu huy động mọi lực lượng, phương tiện, sử dụng các biện pháp để tập trung ứng cứu, tổ chức tìm kiếm, cứu nạn đối với các nạn nhân còn mắc kẹt trong hầm.

Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ tư lệnh Quân khu 7, các đơn vị đóng quân trên địa bàn và các đơn vị liên quan sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu.

Công trình thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo có tổng công suất 22 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm là 109,27 triệu kWh; dự án có tổng mức đầu tư hơn 475 tỷ đồng do Công ty Long Hội làm chủ đầu tư.

20h00

Trao đổi với PV, ông Phạm Triều, Phó chủ tịch huyện Lạc Dương cho biết, đến 19h40, ở độ sâu 26m, mũi khoan đã xuyên thủng vào bên trong. "Qua đường ống khí, phía ngoài đã nghe được tiếng nói của người bên trong vọng ra", ông Triều cho biết.

Theo ông Triều, công việc sắp tới của lực lượng cứu hộ là bơm khí vào bên trong để các nạn nhân có đủ oxy để thở, đồng thời khoan thêm một đường khác để bơm nước từ bên trong ra. "Song song đó, việc làm khẩn trương hiện nay là đào đoạn sập để đưa được ống phi sắt lớn vào cho các nạn nhân chui ra", ông Triều nói.

Đến 19h40 hôm nay, lực lượng cứu hộ đã khoan xuyên đoạn bị sập. Ảnh: Quốc Dũng

Đến 19h40 hôm nay, lực lượng cứu hộ đã khoan xuyên đoạn bị sập. Ảnh: Quốc Dũng

19h30

Có mặt trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường, ông Đoàn Văn Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong ngày, lực lượng cứu hộ đã triển khai tập trung khoan thẳng từ miệng hầm thủy điện vào bên trong để đưa được đường ống khí vào nơi 11 công nhân đang bị nạn. Tuy nhiên, địa hình khó nên mũi khoan vẫn chưa thể đi sâu vì gặp phải các tảng đá lớn trên đồi sụp xuống. Thời tiết cũng không thuận lợi khi trời mưa liên tục.

"Mũi khoan máy áp lực cao đầu tiên được 9m thì bị dội ra bởi tảng đá lớn. Mũi thứ hai cũng được 13m", ông Việt nói và cho biết đến 19h tối 16/12, mũi khoan thứ 3 đã đi sâu được 17m nhưng vẫn chưa thấy động tĩnh gì từ bên trong.

Theo ông Việt, ngoài phương án khoan từ miệng hầm vào trong, hiện lực lượng chức năng đang nghiên cứu khoan thủng từ trên ngọn đồi xuống. "Tuy nhiên, phương án này rất phức tạp, khó khả thi vì độ sâu là 70m. Cần phải khảo sát địa chất. Nếu triển khai được thì phải chờ đến sáng mai", ông Việt cho biết.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng cho biết, tất cả các lực lượng như đơn vị thi công, công ty cấp thoát nước, công an cứu hộ, điện lực, y tế, chính quyền địa phương, công an quân sự... sẽ trực tham gia cứu hộ suốt đêm nay. "Lực lượng cứu hộ đang triển khai thêm việc cung cấp điện chiếu sáng, máy hút nước, máy khoan ép, máy hàn...

Theo VNE

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích