Công nhân Trung Quốc có mặt ở khắp nơi
Từ lâu, Trung Quốc đã dùng các khoản cho vay có điều kiện để đưa hợp đồng về cho các công ty ở nước ngoài của mình. Trong những năm gần đây, nước này đã gửi một lực lượng công dân tới làm việc tại nhiều công trình, gồm cả đường ống, hạ tầng giao thông và đê đập tại các “điểm nóng” như Nam Sudan, Yemen, Pakistan. Càng ngày, nước này càng vượt xa qua biên giới của mình để thiết lập cơ chế “bảo vệ” và “giải cứu” họ.
Khi tuyến đường thương mại “Con đường tơ lụa” của Chủ tịch Tập Cận Bình đang được tiến hành với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khắp Trung Á, Ấn Độ Dương và từ Trung Đông tới châu Âu, ngân sách đầu tư nước ngoài của Trung Quốc được quyết định vào năm 2013 là 108 tỉ USD, tăng khoảng 3 tỉ USD so với thập niên trước.
Một kỹ sư Trung Quốc giám sát công nhân xây cầu tại Ghari Dopatta, trong vùng Kashmir của Pakistan |
“Đây sẽ là một chặng đường dài đầy khó khăn”, Kerry Brown, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc ở Đại học Sydney nói: “Bạn hoặc sẽ bị chia rẽ khi có một thế lực mới xé toang các quy tắc và gây hỗn loạn, hoặc Trung Quốc buộc phải có trách nhiệm hơn với quốc tế khi khoảng không gian mà nước này xuất hiện ngày càng nhiều.”
Tăng cường bảo vệ dân Trung Quốc ở nước ngoài
“Hiện tại có vài nước – mà theo số lượng công dân Trung Quốc đang hiện diện nơi ấy – ‘quá lớn để từ bỏ’,” Parello-Plesner nói. “Chiến lược “đi ra ngoài” do kinh tế định hướng hiện nay phải được điều chỉnh với các tính toán chiến lược rộng lớn hơn.”
25 mục tiêu đầu tư ở nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc từ năm 2005 đến 2014, trị giá 870,4 tỉ USD |