Thiết bị phóng xạ được cất giữ trong két sắt dưới cầu thang!

Thứ ba, 16/06/2015, 20:43
Một thiết bị chứa nguồn phóng xạ dùng đo độ chặt nền đường được tỉnh Phú Yên xin về nhưng không biết cách sử dụng, đem bảo quản sơ sài trong... két sắt

Chiều 16-6, ông Trần Quang Nhất, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết vừa ký công văn yêu cầu Trung tâm Tư vấn Cầu đường Phú Yên thực hiện ngay các biện pháp che chắn, bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh đối với máy đo độ chặt nền đường có chứa nguồn phóng xạ của trung tâm này. Đồng thời, yêu cầu Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Phú Yên truy tìm nguồn gốc thiết bị trên và liên hệ với Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt để lưu giữ an toàn lâu dài.

Việc quản lý thiết bị chứa nguồn phóng xã ở Việt Nam bị đánh giá còn lỏng lẽo, chưa bảo đảm an toàn.

Việc quản lý thiết bị chứa nguồn phóng xạ ở Việt Nam bị đánh giá còn lỏng lẽo, chưa bảo đảm an toàn.

Theo ông Dương Ngọc Anh, Trưởng phòng Quản lý Công nghệ và Bức xạ hạt nhân thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên, năm 2002, PMU1 (Bộ GTVT) nâng cấp Quốc lộ 1 qua Phú Yên. Tỉnh Phú Yên xin các thiết bị của PMU1, trong đó có thiết bị đo độ chặt nền đường có sử dụng nguồn phóng xạ, nhập từ Mỹ. Tuy nhiên, trong danh mục Bộ GTVT chỉ ghi thiết bị đo độ chặt nền đường có sử dụng phóng xạ, không có lý lịch gốc của máy là sản xuất năm nào.

Khi đưa về, Sở GTVT giao cho Trung tâm Tư vấn Cầu đường Phú Yên quản lý và sử dụng nhưng do không biết sử dụng nên thiết bị này được cất. Do biết có nguồn phóng xạ này nên Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên kiểm tra và hướng dẫn bảo quản. Sau đó, Trung tâm Tư vấn Cầu đường Phú Yên xây một kho nhỏ kẹp chì để giữ máy.

Đáng nói là khoảng 2 năm trước, Trung tâm Tư vấn Cầu đường Phú Yên chuyển địa điểm nên đem thiết bị về bỏ trong két sắt đựng tiền để dưới chân cầu thang.

Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên kiểm tra thấy bảo quản thiết bị chứa nguồn phóng xạ như thế là không đảm bảo nên đã làm việc với Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt và gửi công văn lên Cục An toàn bức xạ để nhờ hỗ trợ biện pháp bảo quản. Hiện Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã đồng ý lưu giữ thiết bị này.

Theo NLĐ

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích