Trong nhiều năm trời, ga tàu Kami-Shirataki, phía cực Bắc đảo Hokkaido, Nhật Bản chỉ phục vụ đúng một hành khách duy nhất. Cứ đủ 5 ngày trong tuần, tàu lại đến để đưa một cô học sinh trung học đến trường, sau đó đưa cô trở về khi tan học.
Nghe thì tưởng rằng đây là một bộ phim nào đó với đề tài nhân văn rất Nhật Bản.
Tuy nhiên theo trang CCTV, đây là quyết định của Doanh nghiệp đường sắt Nhật Bản, cũng chính là doanh nghiệp vận hành toàn bộ những chuyến tàu đi khắp nước Nhật trong 3 năm trước.
Chuyến tàu duy nhất của ga Kami-Shirataki.
Ở thời điểm ấy, số lượng người sử dụng dịch vụ tàu hoả tại ga Kami-Shirataki giảm vô cùng mạnh do ga nằm ở khu vực quá hẻo lánh, tới nỗi các hãng hàng không cũng đã huỷ chuyến bay tới khu vực này.
Đáng lẽ ra ga Kami-Shirataki cũng bị Doanh nghiệp đường sắt đóng cửa, dừng hoạt động vĩnh viễn, nhưng tới khi chính phủ Nhật nhận ra rằng vẫn còn một hành khách thường xuyên bắt chuyến đi tới trường.
Chính vì vậy, quyết định dừng hoạt động ga tàu của Kami-Shirataki phải hoãn lại ít lâu, cho đến khi cô bé tốt nghiệp trung học. Lịch trình từng chuyến tàu cũng được cân đối sao cho phù hợp với thời gian biểu của hành khách duy nhất này.
Tháng 3 tới đây cô bé sẽ tốt nghiệp trung học, tới lúc ấy, có lẽ Kami Shirataki sẽ chính thức được nghỉ ngơi hoàn toàn.
Hơn cả chỉ một câu chuyện
Lịch trình đặc biệt này của Doanh nghiệp đường sắt Nhật Bản đã khiến cả thế giới phải ngả mũ kính phục.
Đối với Nhật Bản, ưu tiên hàng đầu của họ là giáo dục, họ cần đảm bảo được không một học sinh nào bị bỏ rơi, bị mất đi quyền lợi được học tập và phát triển.
Có người đã cảm thán rằng: "Này, tại sao tôi không thể được chết ở quốc gia mà chính phủ của họ sẵn sàng vận hành cả một đường tàu chỉ để phục vụ cho tôi đi học?"
Rõ ràng, để vận hành một đường tàu chỉ để phục vụ một hành khách duy nhất là vô cùng tốn kém.
Thế nhưng để tối ưu hoá nguồn nhân lực quốc gia, bảo đảm rằng từng người dân trong tương lai đều có cơ hội học hành phát triển bình đẳng như nhau, dù là họ có ở khu vực nào hẻo lánh tới đâu.
Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng già hoá dân số do người dân "lười đẻ" hơn. Theo thống kê của chính phủ, tới năm 2060, Nhật Bản sẽ mất đi tới 1/3 dân số hiện tại.
Nhất là bây giờ khi London còn đang thiếu nhà cửa cho người dân sinh sống thì cái khủng hoảng ở Nhật Bản lại là có quá nhiều nhà cửa bỏ không, cùng với đó là sự suy giảm nhân lực mạnh.
Ưu tiên hàng đầu của xứ sở hoa anh đào giờ đây chắc không phải là quy hoạch xây dựng nơi ở cho người dân, mà là xây viện dưỡng lão.
Chuyến tàu này phục vụ cô học sinh đang sắp tốt nghiệp.
Ngành đường sắt của Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề dân số già này khá nhiều. Lấy ví dụ thôi, ở thị trấn Engaru, cũng ở vùng nông thôn của đảo Hokkaido, ít nhất đã có 20 chuyến tàu bị huỷ bỏ trong chỉ vài thập niên trở lại đây.
Thế mới nói, xa xôi là thế, hẻo lánh là thế, mà cũng chỉ là một người sử dụng mà chính phủ vẫn sẵn sàng vận hành cả đường tàu để phục vụ hành khách ấy.
Bởi đơn giản họ hiểu đối tượng hành khách ấy là một nữ sinh vẫn đang cắp sách tới trường, đang trong độ tuổi cần ưu tiên giáo dục.
Nhật Bản đã từng đầu tư tất cả vào giáo dục, và cũng chính là giáo dục đã đưa quốc gia này từ một đống đổ nát sau Thế chiến 2 lên tới vị trí cường quốc kinh tế hiện giờ.
Họ thừa hiểu rằng đầu tư vào thời điểm này là đầu tư vào tương lai, là một tấm vé bảo đảm cho sự phát triển của quốc gia.
Theo Tri Thức Trẻ