Nghị sĩ Su Chih-feng cho biết, Formosa là tập đoàn quyền lực ở Đài Loan. Vì sức ảnh hưởng ghê gớm của họ nên chính quyền Đài Loan thường cũng phải nhường đôi phần.
'Với tôi, Formosa là quái vật khổng lồ'
Theo bà, vì sao quyền lực của Formosa lại lớn đến thế?
Quyền lực của Formosa khởi nguồn từ ông Vương Vĩnh Khánh (1917-2008), người sáng lập tập đoàn. Ông là người rất biết tạo mối quan hệ trên chính trường và có quan hệ mật thiết với chính quyền nhiều nhiệm kỳ trước. (ông Vương quen với nhiều quan chức từ thời Tưởng Giới Thạch)
Bà Su Chih-Feng, 62 tuổi, hiện là nghị sỹ của đảng cầm quyền Dân Tiến đại. Bà làm thị trưởng Vân Lâm năm 2005-2014. Trong thời gian bà làm thị trưởng, Vân Lâm đã bác dự án thép tỷ đô của Formosa.
Đầu tư khai thác dầu mỏ cũng là mảng mà Đài Loan tập trung trong 20 năm qua và Formosa là một trong những tập đoàn đầu tiên có được giấy phép khai thác trong ngành này. 20 năm phát triển càng giúp họ lớn mạnh.
Tại sao bà mạnh mẽ chống dự án thép của Formosa định đặt ở Vân Lâm?
Lúc đó dự án hoá dầu của họ tại Vân Lâm đã rất lớn (26km2). Quy mô dự án này gấp khoảng 6 lần diện tích khu công nghiệp thép Formosa Hà Tĩnh ở Việt Nam.
Thực tế, ban đầu Formosa không để ý đến chúng tôi vì họ nghĩ rằng chỉ cần ảnh hưởng chính quyền trung ương là đủ. Chúng tôi có lợi thế nhờ dựa vào giấy phép đánh giá môi trường ở địa phương. Dựa vào cơ sở này có thể thấy dự án của Formosa đưa vào Vân Lâm không phù hợp.
Nhân viên của Formosa giới thiệu cho các nhà báo tại khu hoá dầu Naptha số 6 ở Mạch Liêu, Đài Loan, tháng 1/2010. |
Formosa rất "quái" trong việc xử lý chất thải. Thường họ xả khói lên trời nên khó kiểm tra được chất độc trong không khí - và quy định điều này phụ thuộc vào chính quyền trung ương chứ không phải của địa phương. “Chúng tôi không gây ra ô nhiễm, chúng tôi luôn làm đúng theo quy định pháp luật” là lý lẽ của Formosa.
Tôi có lời khuyên với Việt Nam rằng với dự án của Formosa thì chỉ cho đốt than tự nhiên, không nên cho phép đốt than cốc (sẽ gây ô nhiễm nặng hơn). Và tôi cũng hy vọng chính phủ Việt Nam mời chuyên gia quốc tế đánh giá tác động của đợt cá chết do Formosa gây ra này.
Thực tế, Việt Nam đã mời chuyên gia của 6 nước tham gia đánh giá vụ cá chết vừa rồi ở miền Trung?
Nếu vậy thì chính quyền Đài Loan nên học Việt Nam. Trong một loạt vụ nổ trong khu công nghiệp của Formosa ở đây, Đài Loan chưa bao giờ mời chuyên gia nước ngoài đến để điều tra nguyên nhân.
Formosa còn có hệ thống rất nhiều công ty dịch vụ chằng chịt phục vụ nên có mối quan hệ rất lớn. Với tôi, Formosa là con quái vật khổng lồ. Nghị sĩ Su Chih-feng, cựu thị trưởng Vân Lâm |
Formosa thực tế là cấu thành rất quan trọng trong hệ thống chính trị của Đài Loan chứ không đơn thuần là tập đoàn công nghiệp - thế lực của họ rất lớn. Tôi từng đề xuất thành lập một cơ quan riêng để quản lý Formosa nhưng chính quyền phớt lờ đề nghị này.
Với Formosa ở Vân Lâm, chỉ đến khi có tới 11 vụ nổ nghiêm trọng ở khu hoá dầu này trong mấy năm liền họ mới khiêm tốn hơn, biết tôn trọng ý kiến chính quyền.
Formosa đến Văn Lâm không phải là điều tốt
Vân Lâm không phải địa điểm đầu tiên Formosa lựa chọn cho các dự án của mình. Vì sao họ chọn Vân Lâm?
Huyện Vân Lâm rất nghèo nên các công ty đều muốn đầu tư vào đây. Nhưng các tập đoàn lớn khi đến đầu tư đều gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Cho nên giữ được cho khu vực Formosa dự định làm dự án thép giờ vẫn nuôi cá và hải sản được tôi rất mừng. (Bà chỉ vào vùng đất ngoài biển ở Vân Lâm mà Formosa từng dự định xây dự án thép)
Có thể hình dung sự nguy hiểm của dự án thép vậy mà khi nhìn hình ảnh cá chết ở Việt Nam, tôi rất sốc. Tại sao Formosa có thể nói là họ không liên quan được.
Bà Su Chih-Feng trong cuộc trao đổi với Zing.vn tại văn phòng riêng ở Vân Lâm. |
Vân Lâm của bà ngày xưa nghèo mà thanh bình. Đời sống của Vân Lâm giờ khá hơn nhưng lại có nhiều làng ung thư hơn. Bà nghĩ sao về sự thay đổi này?
Tôi thấy các ngành công nghiệp đến đầu tư tại Vân Lâm đều mang lại ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tôi không nghĩ Formosa đến Vân Lâm là điều tốt cho nơi này. Trong suốt 9 năm làm thị trưởng (2006-2015), hướng chính của tôi luôn là phát triển nông nghiệp sạch. Một quốc gia không thể bỏ nông nghiệp. Nếu từ bỏ nông nghiệp có nghĩa là từ bỏ cả một vùng đất.
Tại Vân Lâm, nhiều người già yêu cầu con mình phải rời Vân Lâm, nếu con cái họ về đây bị coi như “bất hiếu”. Bà nghĩ sao về thực trạng đó?
Formosa là vấn đề khó xử với Vân Lâm. Hiện tại có khoảng 5.000 dân Vân Lâm đang làm ở đó. 5.000 người đại diện cho công ăn việc làm của 5.000 hộ gia đình ở đây. Formosa vẫn là nơi mang lại nhiều việc làm nhất cho huyện.
|
Ngoài ra, Formosa còn có hệ thống rất nhiều công ty dịch vụ chằng chịt phục vụ nên có mối quan hệ rất lớn. Với tôi, Formosa là con quái vật khổng lồ.
Ngay kể cả chính quyền Đài Loan, khi đối mặt với Formosa họ cũng thấy khó xử. Chúng tôi cũng mong chính phủ Việt Nam cứng rắn với Formosa tại Việt Nam.
Bà có lời khuyên gì cho Việt Nam về Formosa?
Nên kiểm soát chặt để họ không được đốt than cốc vì việc này sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trước khi Formosa đi vào hoạt động, Việt Nam nên kiểm tra lại toàn bộ nguồn nước và kiểm tra lại tình hình sức khoẻ của người dân. Để nếu sau này có xảy ra tình trạng ảnh hưởng sức khỏe người dân thì có thể biết được nguyên nhân từ đâu. Cũng cần ghi lại số liệu môi trường.
Trước khi Formosa chính thức hoạt động, chính phủ phải bắt buộc hoặc thoả thuận xử phạt thế nào nếu như xảy ra tình trạng ô nhiễm hoặc gây ra tình trạng bệnh tật ở vùng đất này.
Ngày xưa khi Formosa đầu tư vào Vân Lâm, tôi không lường trước được việc này. Tôi hy vọng Việt Nam lường trước được rủi ro và nhân cơ hội này, phải cứng rắn để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Theo Zing