Nga đang bị Mỹ lợi dụng

Thứ sáu, 03/03/2017, 14:39
Thêm 2 quan chức tranh cử cho ông Trump thừa nhận có mối liên hệ với Nga, cuộc đấu đá nội bộ ở Mỹ đang leo thang.

USA Today hôm 2/3 thông tin, có ít nhất 2 quan chức trong  chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ của ông Donald Trump thừa nhận đã nói chuyện với Đại sứ Nga Sergei Kislyan tại một hội nghị bên lề của Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa hồi tháng Bảy năm ngoái.

Đó là ông J.D. Gordon - Giám đốc an ninh quốc gia và ông Carter Page - một thành viên khác trong ủy ban cố vấn an ninh quốc gia  trong chiến dịch của ông Trump.

Carter Page - một thành viên trong ủy ban cố vấn an ninh của ông Donald Trump.

Vào thời điểm như 2 vị quan chức trên thừa nhận, ông Trump vẫn đang hối thúc cho các chiến dịch tranh cử trong đó có quan điểm gắn kết các mối quan hệ với Nga và nhận được sự ủng hộ.

Hai nhân chứng mới này trong Ủy ban an ninh quốc gia chiến dịch tranh cử của ông Trump là 2 người mới nhất lên tiếng thừa nhận có sự liên hệ với phía Nga sau cố vấn an ninh thân cận mới từ chức hồi tháng trước - Michael Flynn.

Trước đây vài ngày, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions cũng gây bất ngờ ấn tượng khi bị tố nói dối rằng chưa từng gặp và có sự liên hệ với phía Nga trước khi nhậm chức.

Ông Sessions thực tế đã có có hai lần nói chuyện với đại sứ Nga tại Washington ngay tại văn phòng của ông vào tháng 7 và tháng 9/2016.

Nhưng tại các buổi điều trần trước ủy ban Quốc hội hồi tháng 1/2017 để phê chuẩn đề cử chức vụ cho mình, ông Sessions không khai ra chi tiết này khi bị chất vấn có liên lạc với người Nga không. Câu hỏi này đương nhiên rất quan trọng trong thời điểm nghi án tin tặc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ vẫn còn.

Tối 1/3, tờ Washington Post đã tung cú đấm nhiều khả năng hạ gục vị bộ trưởng Tư pháp Mỹ: ông Sessions đã từng hai lần gặp đại sứ Nga tại Mỹ là ông Sergey Kislyak. Vậy mà ông từng trả lời bằng văn bản với một Thượng nghị sĩ bên Dân chủ rằng ông chưa từng tiếp xúc với ai "có liên hệ với chính phủ Nga" trước, trong và sau quá trình bầu cử Tổng thống.

Từ trái qua phải: Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, Đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyan, cựu cố vấn an ninh Mỹ Michael Flynn.

Ông Sessions, từng là Thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang Alabama, là một trong những người ủng hộ Tổng Thống Donald Trump sớm nhất, và là cố vấn về chính sách đối ngoại của ông Trump trong thời gian tranh cử.

Thông tin mới khiến cho một số nghị sĩ Mỹ kêu gọi ông Sessions đừng tham gia vào các cuộc điều tra của FBI (vì Bộ trưởng Tư pháp cũng đồng thời quản lý FBI), liên quan đến chuyện người Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.

Một số nghị sĩ của bên Dân chủ thậm chí đã lên tiếng yêu cầu ông Sessions từ chức.

Sau bức thư từ chức của cố vấn an ninh thân cận với ông Donald Trump - tướng Michael Flynn, hàng loạt các quan chức được vị tỷ phú bổ nhiệm đều bị truy lùng và moi móc các thông tin, đặc biệt là các mối quan hệ với Nga - nhân tố được cho là duy nhất gây nên sự hỗn loạn của bầu cử Mỹ thời gian qua.

Người Mỹ lợi dụng Nga?

Yếu tố Nga xuyên suốt cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 đã trở thành một nhân tố không thể thiếu khi ông Donald Trump nhận được sự phản hồi tích cực từ dư luận Mỹ trong việc cải thiện mối quan hệ với Moscow còn người đối đầu của Đảng Dân chủ lại cho rằng Tổng thống Putin là một mối đe dọa nguy hiểm với người Mỹ.

Sau kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được công khai, người chiến thắng là ông Donald Trump nhưng những cuộc biểu tình lớn lan khắp nước Mỹ. Giới chuyên gia cho rằng, người dân Mỹ đã nhận được sự kích động có tổ chức và chịu ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài tạo nên những cuộc biểu tình lớn.

Làn sóng của cử tri Mỹ đã nhỏ lại, nhưng những gì đang thực sự xảy ra trên chiến trường Mỹ vẫn là những con sóng ngầm.

Cuộc bầu cử Mỹ có dính dáng tới Nga đều bị moi móc trong Đảng Cộng hòa.

Mối liên hệ với những người trong bộ máy tranh cử với phía Nga có phải là vi phạm pháp luật Mỹ hay không nếu như Nga không bị đưa ra làm cái cớ để giới tinh hoa Mỹ đổ lỗi gây nên thất bại của Đảng Dân chủ? Kể cả như vậy, nội dung của các cuộc gặp gỡ này là gì, tính chất ra sao.. còn chưa được xét đến. Vậy thì việc kêu gọi các thành viên Đảng Cộng hòa từ chức cũng đang diễn ra hết sức bất bình thường trong một tâm lý bị kích động?

Giới tinh hoa Mỹ đã coi Nga là mối đe dọa nguy hiểm nhưng dường như đó chỉ là cái cớ để chính trường Mỹ phân chia quyền lực, đặc biệt trong bối cảnh, ở cả lưỡng viện, Đảng Cộng Hòa đều chiếm ưu thế.

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn