Cựu giám đốc NSA cảnh báo còn nhiều vụ như WannaCry

Thứ tư, 17/05/2017, 16:56
  Tướng Keith Alexander - cựu giám đốc Cơ quan An ninh Mỹ (NSA) - cương quyết cho rằng việc giữ và khai thác các lỗ hổng phần mềm là cần thiết cho công tác tình báo.

Trong một sự kiện đang diễn ra tại NewYork, khi được hỏi về trách nhiệm của về sự cố mã độc tống tiền WannaCry bắt nguồn từ sự rò rỉ lỗ hổng phần mềm từ NSA, ông Keith Alexander đã bày tỏ quan điểm trên.

Đồng thời ông cũng cho rằng các hãng công nghệ nên hợp tác chặt chẽ với cơ quan chính phủ để khắc phục rủi ro một khi các công cụ tình báo đã rò rỉ và bị giới tội phạm mạng lấy được.

Ngoài ra, tướng Keith cũng cảnh báo trong năm nay sẽ còn nhiều lượt tấn công bằng mã độc tống tiền tương tự.

Google tổ chức hội thảo công nghệ Google I/O hằng năm

Ngày mai, 18-5-2017, Google sẽ khai mạc Hội nghị Google I/O, đây là hội nghị định kỳ hằng năm và là hội nghị công nghệ lớn nhất do Google tổ chức.

Theo các thông tin rò rỉ, trong hội nghị năm nay, có lẽ Google sẽ giới thiệu phiên bản hệ điều hành Android mới: Android O.

Bên cạnh đó, Google cũng có thể sẽ cung cấp cho các nhà phát triển phần mềm bộ công cụ để phát triển được app Android lên hệ điều hành Chrome OS.

Hệ điều hành Android Auto dùng cho các hãng xe hơi như Audi, Volvo cũng có lẽ sẽ được công bố trong kỳ hội thảo này cùng với platform dành cho công nghệ VR.

Facebook trả lại tiền quảng cáo do bị lỗi trong quảng cáo video

Hôm thứ ba, Facebook thông báo hoàn lại tiền cho một số đơn vị đăng quảng cáo trên Facebook vì một lỗi xuất hiện trong phần quảng cáo video dẫn đến việc tính tiền sai.

Facebook cũng nói rằng họ đã khắc phục được hoàn toàn lỗi này và trước đó lỗi này chỉ có tác động đến 0,04% số đơn vị đăng quảng cáo.

Hồi tháng Chín năm ngoái, Facebook cũng đã từng xin lỗi vì một lỗi trong bộ đếm view và cũng đã khắc phục.

Ứng dụng thực tại ảo (VR) dạy sinh viên y khoa cách báo tin xấu cho bệnh nhân

Việc thông báo tin xấu về sức khỏe cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân luôn là phần gây khó khăn nhất cho các bác sỹ, và trên thực tế có rất nhiều bác sỹ không thể thực hiện tốt công việc này.

Vì vậy công ty Medical Cyberworld đã nghiên cứu và sản xuất ra một phần mềm thực tế ảo (VR) tên là Mpathic VR.

Chương trình thực tế ảo này được dùng để dạy các sinh viên y khoa những kỹ năng giao tiếp tâm lý với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đồng thời giúp các bác sỹ tương lai tự tin hơn khi phải thực hiện những cuộc nói chuyện khó khăn này.

Theo TTO

Các tin cũ hơn