|
Chị Trần Thị Thùy Dương, 28 tuổi, chạy GrabBike toàn thời gian gần được một năm |
“Thánh đường dài”
Trong những tài xế nữ của GrabBike, Thái Châu Vy, 27 tuổi, nhà ở Xóm Củi, Q.8 (TP.HCM) được xem là “thánh đường dài”, chuyên trị những cung đường Hóc Môn, Bình Dương, Biên Hòa, Lái Thiêu… Một ngày cô chạy 100 - 150km là bình thường.
Ông Vương Quế Siêu, 64 tuổi, một trong những tài xế GrabBike già nhất. |
Rủi ro rình rập
Ngày 3.7, tôi có cuốc từ công viên Lê Thị Riêng (Q.10) đến đường Trần Văn Giàu (Q.Bình Tân). Sau khi thả khách, một thanh niên đến xin quá giang. Thấy anh ta có vẻ nghèo, tôi đồng ý.
Đi ngang đoạn đường vắng gần Công ty PouYuen thì một vật nhọn chạm nhẹ sau lưng tôi cùng tiếng rít qua kẽ răng: “Móc hết tiền, điện thoại đưa đây”. Ngoảnh lại thấy ống tiêm đỏ lòm, chẳng biết máu thật hay nước màu nhưng cũng đủ làm tôi xanh mặt: “Sáng giờ em mới chạy hai cuốc. Có nhiêu tiền em đưa anh hết, anh cho em xin lại cái điện thoại cùi bắp này để kiếm cơm”. Nói rồi tôi lộn ngược túi móc hết tiền (gần 300.000 đồng) đưa cho anh ta. Người này chắc dân nghiện, không phải trấn lột chuyên nghiệp nên nghe tôi nói vậy liền gật đầu, cầm nắm tiền tôi đưa rồi nhanh chóng bỏ đi.
Thật ra chuyện trấn lột cũng khó xảy ra nếu cẩn thận đề phòng, không đi vào đường vắng, nhưng chuyện tài xế thường gặp là tai nạn giao thông. Một đội trưởng GrabBike cho biết, vài chục ngàn tài xế nên hầu như ngày nào cũng có tai nạn.
“Chúng tôi bật ứng dụng để tìm khách nhưng lúc chưa có khách mà bị tai nạn, chúng tôi không được bảo hiểm bồi thường. Điều này vô lý quá. Chưa kể, chẳng may bị tai nạn, bảo hiểm y tế không có nên nhiều anh em phải vay nóng để đóng viện phí. Giá như khi đó công ty cử người xuống xem xét tình hình và hỗ trợ ứng trước thì đỡ quá”, Nguyễn Hữu Hào, tài xế GrabBike từng bị tai nạn, nói.
|